Giải pháp hiệu quả để kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm cá

Trong ao nuôi tôm cá luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện khí độc nguy hiểm, người nuôi phải hiểu về nguyên nhân phát sinh, tác hại và quan trọng nhất là nắm bắt các giải pháp hiệu quả để kiểm soát chúng.

quạt nước nuôi tôm
Cần có giải pháp hiệu quả để kiểm soát khí độc trong ao nuôi.

Nguyên nhân phát sinh khí độc trong ao nuôi tôm cá

Khí độc trong ao nuôi có nhiều loại với tính chất và hàm lượng gây độc khác nhau, các khí độc điển hình thường thấy nhất là H2S, NH3, NO2… Nguyên nhân xuất hiện khí độc trong ao rất đa dạng, trong đó cần lưu ý các vấn đề chính sau:

Cải tạo ao không tốt: Khi cải tạo ao nuôi không đạt kỹ thuật thì chất thải, khí độc tích tụ từ vụ nuôi trước làm tăng nguy cơ phát sinh khí độc ở vụ tiếp theo. Đặc biệt là đối với các ao đất nuôi lâu và liên tục, chất thải tích lũy qua nhiều năm thấm sâu vào bùn đất đáy ao dẫn đến khí độc tiềm ẩn khó kiểm soát.

cải tạo ao
Ao nuôi cải tạo không đúng kỹ thuật làm tăng nguy cơ phát sinh khí độc ở vụ tiếp theo.

Dư lượng thức ăn tích tụ: Thức ăn thừa là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm phát sinh khí độc trong ao nuôi tôm cá. Thông thường, trong nuôi tôm cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì lượng thức ăn thừa rất lớn, khi đó Phospho và Nitrogen trong thức ăn không được tôm cá sử dụng sẽ tan vào môi trường nước, tích tụ dưới đáy ao dẫn đến nguy cơ gây phát sinh khí độc trong ao nuôi.

Chất thải của tôm cá: Thường thì tôm cá chỉ hấp thụ phần nhỏ dinh dưỡng trong thức ăn, phần còn lại sẽ bài tiết vào nước, sau đó lắng đọng chung với thức ăn dư thừa thành mùn bã hữu cơ. Trong điều kiện yếm khí, chúng bị vi khuẩn phân hủy thành chất gây độc cho tôm cá.

Tảo tàn: Khí độc còn có thể phát sinh từ hiện tượng tảo tàn, thường xảy ra khi thời tiết nắng gắt hoặc khi có mưa đột ngột. Nếu là tảo độc thì khi tảo tàn sẽ giải phóng chất độc vào nước, trực tiếp làm chết tôm cá. Nếu tảo không độc cũng gây tích tụ nhiều chất hữu cơ, làm suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng.

Tác hại của khí độc trong ao nuôi tôm cá

Khí độc trong ao nuôi có thể gây độc cấp tính khiến tôm cá chết nhanh, đồng loạt hoặc gây độc mãn tính làm tôm cá chậm lớn, dễ nhiễm mầm bệnh cơ hội. Tùy theo từng loại khí độc sẽ có tác hại nhanh hay chậm đối với tôm cá, nhưng thường việc gây độc cấp tính hay mãn tính là do hàm lượng quyết định.

Ví dụ, H2S được xem là sát thủ trong ao nuôi tôm, với đặc trưng làm tôm chết nhanh và đồng loạt. Tuy nhiên, H2S còn có thể gây nhiễm độc mãn tính cho tôm. Nhìn chung, hàm lượng H2S gây độc cấp tính cho tôm là 0.006 – 0.048ppm, mãn tính là 0.002 – 0.011ppm tùy thuộc vào pH, nhiệt độ, DO trong nước. H2S tác động trong một thời gian dài, nguy cơ bệnh đen mang, ốp thân, ăn ít hoặc bỏ ăn, làm suy thoái các quá trình sinh lý và miễn dịch của tôm khiến tôm dễ nhiễm các mầm bệnh do vi khuẩn, virus.

cá chết do khí độc
Cá nuôi chết hàng loạt do khí độc.

Dấu hiệu ban đầu của tôm cá nhiễm độc là ăn yếu hoặc giảm ăn, nổi đầu bơi lờ đờ trên mặt nước, lúc này nếu can thiệp kịp thời có thể giảm thiệt hại cho ao nuôi. Khi ao đã phát sinh khí độc thì thường khó xử lý hiệu quả và gây thiệt hại lớn. Do đó, việc phòng ngừa, kiểm soát từ đầu vẫn là giải pháp tối ưu nhất đối với khí độc trong ao nuôi tôm cá.

Kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm cá

Để kiểm soát khí độc, phải khắc phục những vấn đề từ nguyên nhân phát sinh như cần cải tạo ao tốt trước khi nuôi, cho ăn đủ tránh dư thừa gây tích tụ mùn bã dưới đáy ao. Ao nuôi phải bố trí hệ thống quạt nước, hệ thống xi phong đáy ao để thu gom chất thải. Trong suốt quá trình nuôi, người nuôi theo dõi màu nước và tảo, thường xuyên kiểm tra chỉ số môi trường, nên tiến hành xử lý nước và đáy định kì.

Ngoài những biện pháp truyền thống, có thể sử dụng thêm chế phẩm sinh học chuyên xử lý nước sẽ giúp việc phòng ngừa dễ dàng và hiệu quả hơn. Nổi bật là sản phẩm BZY detox giúp kiểm soát khí độc hiệu quả với công thức kết hợp giữa Zeolite, Yucca schidigeraBacillus subtilis.

thuốc xử lý khí độc
BZY detox - Kiểm soát khí độc hiệu quả.

Bacillus subtilis trong sản phẩm giúp chuyển hóa xác tảo, làm tăng quá trình phân hủy các chất mùn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy thành các chất không độc như NH4+, NO3-,… Đặc biệt, BZY detox còn kết hợp Yucca làm tăng hiệu quả hoạt động của vi sinh giúp tác dụng lâu dài và Zeolite vừa hấp thu khí độc vừa làm giá thể hoạt động cho vi sinh.

Nhờ có BZY detox, người nuôi đã dễ dàng giải quyết vấn đề khí độc trong ao nuôi tôm cá, có BZY detox thì việc cải thiện chất lượng môi trường nước nuôi không còn là vấn đề khó giải quyết.

Để tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm BZY detox, quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Sinh Hóa An Bình

Website: http://www.anbinhbio.com/

Hotline: 09 1800 9102

Đăng ngày 12/05/2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Doanh nghiệp

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 10:24 12/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:51 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:51 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:51 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:51 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:51 17/12/2024
Some text some message..