Giải pháp nào tránh xung đột "ngọt- mặn" trong mô hình lúa - tôm?

Mô hình lúa - tôm được coi là mô hình sản xuất thông minh tại Kiên Giang nhưng mô hình này đang nảy sinh một số bất cập rất cần các giải pháp tháo gỡ.

xung đột mặn - ngọt
Giải pháp nào tránh xung đột "ngọt- mặn" trong mô hình lúa - tôm? Ảnh: Huỳnh Sử-TTXVN

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, lúa - tôm được xem là mô hình sản xuất thông minh trên đồng đất ven biển tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, mô hình này đang có nhiều bất cập, cần những giải pháp phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả.

Mô hình thông minh

Lúa thích hợp nước ngọt, tôm sú sống nước mặn lợ, nhưng trồng lúa trên đất nuôi tôm và ngược lại nuôi tôm trên đất lúa không xảy ra “xung đột mặn - ngọt” mà còn đem lại nguồn lợi cao cho nông và tạo môi trường sản xuất bền vững, ít rủi ro.

Theo Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn đưa vào nuôi tôm và khi mưa thì lấy nước ngọt trồng lúa.

Những chất thải hữu cơ sau khi nuôi tôm làm cho đất màu mỡ, chỉ bón một lượng phân ít là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây lúa. Nông dân huyện An Minh sản xuất theo mô hình lúa - tôm từ năm 2000 và phát triển ra các vùng ven biển tỉnh Kiên Giang đến nay. Nông dân gọi đây là “mô hình sản xuất thông minh”.

Để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi vụ sau, nông dân phải giảm hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà áp dụng các biện pháp khác phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Ngược lại, nuôi tôm tiếp sau vụ lúa, các chất độc hại giảm đáng kể do khả năng làm sạch tự nhiên của đồng ruộng trong thời gian trồng lúa; đất không bị lão hóa, cắt mầm bệnh, môi trường ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm nuôi.

Ông Nhựt phân tích thêm, trước đây, nông dân trong tỉnh chỉ tập trung trồng lúa năng suất trên dưới 3 tấn/ha nhưng bây giờ đã chuyển sang mô hình lúa - tôm đạt từ 4 - 5 tấn/ha, nuôi tôm 300 - 370 kg/ha, cá biệt có nơi đạt 450 - 500 kg/ha.

Điều đáng nói ở đây là sản lượng lúa cao mà tỷ lệ rủi ro lại rất thấp. Cùng đó, lợi nhuận cũng tăng gấp 2-3 lần so với độc canh cây lúa, vốn đầu tư ít, nông dân thu về hai nguồn lợi từ tôm và lúa.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa khá lớn trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng sản xuất U Minh Thượng là An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và hai huyện Hòn Đất, Kiên Lương của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Năm 2016, diện tích lúa - tôm toàn tỉnh khoảng 83.500 ha, sản lượng hơn 39.420 tấn. Mô hình lúa - tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn ven biển.

Năm 2015, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Kiên Giang. Một số diện tích bị nước mặn xâm nhiễm nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhất là chuyển sang nuôi tôm.

Do vậy, từ năm 2016, Kiên Giang chuyển đổi gần 30.000 ha đất làm 2 vụ lúa sang sản xuất lúa - tôm. Cùng đó, tỉnh Kiên Giang đặt kế hoạch năm 2017 sẽ sản xuất 89.000 ha lúa - tôm, phấn đấu đạt năng suất 40.850 tấn.

Tuy nhiên, bước vào sản xuất lúa - tôm năm nay, phần lớn các địa phương ven biển vùng U Minh Thượng trước đó không gieo cấy được lúa lấp vụ trên nền đất nuôi tôm, có nơi gieo cấy được thì lúa bị chết.

Trong 2 năm (2015 - 2016), do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài, mặn xâm nhập sâu, lượng mưa ít nên nông dân thiếu nước rửa mặn để gieo trồng lúa.

Cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, thiếu chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, không theo kịp tốc độ mở rộng diện tích sản xuất lúa – tôm… đang trở thành thách thức.

Phát triển bền vững lúa - tôm

Theo Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, mô hình lúa - tôm phải sản xuất hài hòa giữa lúa và tôm, tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật canh tác mới bền vững, hiệu quả.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến bất lợi dẫn đến gieo trồng lúa vùng ven biển bấp bênh, năng suất thấp nên nông dân chuyển sang nuôi tôm, sản xuất theo mô hình lúa - tôm.

Hiện giá tôm nguyên liệu trên thị trường khá cao nên nhiều hộ ồ ạt chuyển sang nuôi tôm làm ảnh hưởng đến mô hình sản xuất lúa - tôm.

Ông Nhựt cảnh báo, khi nuôi độc canh tôm quảng canh thì trên nền ruộng sẽ nảy sinh nhiều những bất cập, mầm bệnh không bị tiêu diệt sẽ gây hại tôm nuôi, môi trường bị phá vỡ, nuôi tôm gặp rủi ro rất cao.

Nếu chỉ nghiêng về nuôi tôm, đưa nước mặn vào đồng đất, đất đai sẽ bị nhiễm mặn nặng và hệ sinh thái bị phá vỡ, nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro. Lúc đó, muốn quay lại trồng lúa cũng khó thực hiện được.

Huyện An Minh chuyển dịch theo mô hình lúa - tôm từ năm 2001 đến nay, nhưng mô hình này trước nguy cơ bị phá vỡ do cây lúa đang chết dần trên đồng đất.

Quy hoạch sản xuất theo mô hình lúa - tôm của huyện là 41.284 ha, nhưng sản xuất vụ mùa 2016 chỉ gieo cấy lúa lấp vụ trên đất nuôi tôm được 18.976 ha, chiếm khoảng 46% diện tích; trong đó, diện tích lúa chỉ thu hoạch gần 10.000 ha, năng suất 2,3 tấn/ha, số còn lại bị thiệt hại trắng.

Nguyên nhân thời tiết ít mưa, thiếu nước ngọt rửa mặn, nước mặn xâm nhiễm sâu làm cho nhiều nông dân không gieo trồng được lúa trên nền đất tôm và gây thiệt hại hàng ngàn ha lúa đã xuống giống, ảnh hưởng bất lợi vụ nuôi tôm tiếp sau.

Bà Danh Cẩm Liên ở ấp Kim Quy A1, xã Vân Khánh Tây chia sẻ, gia đình bà sản xuất 1,8 ha lúa - tôm. Khoảng 2 năm trước, làm lúa trúng, nuôi tôm trúng, kinh tế gia đình khấm khá. Từ năm 2015 đến nay, do không cấy được lúa nên nuôi tôm thất mùa. Đầu vụ đến giờ thả tôm giống xuống đều chết hết.

Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết: Từ 2014 – 2016, lượng mưa không nhiều, thiếu nước rửa mặn triệt để nên 6 xã ven biển của huyện gieo cấy lúa lấp vụ trên nền đất tôm rất khó khăn, bị thiệt hại nặng.

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung đầu tư hạ tầng, kỹ thuật và công nghệ để cải thiện năng suất và giá trị hai sản phẩm lúa, tôm với mục tiêu đến năm 2020 là ổn định, phát triển bền vững 80.000 ha lúa - tôm, năng suất lúa 4 - 5 tấn/ha và tôm 380 - 500 kg/ha.

Những vùng sản xuất bị xâm nhiễm mặn, trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang luân canh vụ lúa, vụ tôm gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng; nhất là thủy lợi đa mục tiêu, vừa phục vụ trồng lúa, vừa phục vụ nuôi tôm.

Các nguồn lực được huy động để hoàn thành dự án xây dựng, khôi phục và nâng cấp đê biển An Biên - An Minh dài 70 km, với hệ thống 30 cống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt. Dự án này khi hoàn thành vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa khép kín vùng sản xuất U Minh Thượng, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trong đó có sản xuất lúa - tôm.

Kiên Giang xây dựng, thực hiện thí điểm các mô hình tôm - lúa cải tiến, mật độ thả nuôi nâng lên 5 - 7 con/m², bổ sung thức ăn ở giai đoạn cuối vụ và bổ sung một số sản phẩm cải tạo môi trường. Chú trọng xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất 2 mô hình “tôm - lúa quản lý cộng đồng” và “tôm lúa - quảng canh cải tiến” để nhân rộng, thay thế cho sản xuất tôm - lúa truyền thống.

TTXVN
Đăng ngày 14/04/2017
Lê Huy Hải
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:21 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 20:21 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 20:21 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 20:21 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 20:21 29/11/2024
Some text some message..