Giải pháp phát triển nuôi cá nước lạnh

Năm 2024 đã nuôi ở gần 30 tỉnh, thành với tổng sản lượng khoảng 4.000 tấn (cá tầm chiếm khoảng 90%). Nhiều vấn đề đang đặt ra cần có giải pháp để phát triển ổn định.

Cá tầm
Cá tầm

Cá nước lạnh được di nhập vào nuôi ở Việt Nam từ năm 2005 ban đầu là cá tầm và cá hồi, phát triển đến nay cá tầm (Acipenser sp) có 5 loài, cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) có 1 loài cùng cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus) và cá mú Úc (Maccullochella peelii) đều 1 loài.

Sản lượng cả tầm thứ 4 thế giới 

Số liệu của FAO, năm 2021, sản lượng cá tầm nuôi của Việt Nam đã đứng thứ 5 thế giới. Cụ thể, sản lượng cá tầm nuôi thương phẩm của 5 nước hàng đầu thế giới trong năm 2021:  Trung Quốc 121.875 tấn, Nga 5.047 tấn, Armenia 4.300 tấn, Iran 3.145 tấn và Việt Nam 2.660 tấn. 

Năm 2024, sản lượng cá tầm nuôi thương phẩm của Việt Nam khoảng 3.600 tấn, vươn lên thứ 4 thế giới.

Nhu cầu con giống hàng năm ở nước ta cần 3,5 triệu con. Nguồn giống chủ yếu qua nhập trứng đã thụ tinh về cho sinh sản nhân tạo. Nước ta đã khá hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Thức ăn cho cá, trước năm 2015 phải nhập khẩu từ châu Âu, còn nay sản xuất trong nước đáp ứng 95%, chỉ còn nhập ít thức ăn cho cá hương và cá giống. Một số ít doanh nghiệp đã khép kín chuỗi từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến, xuất khẩu trứng và các sản phẩm thịt cá tầm. 

Nuôi thương phẩm cá tầm ở nước ta hiện nay chủ yếu hai công nghệ: Nuôi trong bể nước chảy và nuôi trong lồng trên hồ chứa.

Công nghệ nuôi cá tầm trong bể nước chảy: Vị trí ở vùng đầu nguồn sông suối, bên ngoài các cánh rừng; sử dụng nước sông suối vừa ra khỏi các cánh rừng nên trong sạch. Nguyên lý sử dụng nguồn nước là lấy nước trực tiếp từ sông suối phía thượng nguồn, dẫn vào các bể nuôi cá, sau đó thải nước trở lại sông suối ở phía hạ nguồn trang trại. Mức độ thay nước cho các bể nuôi cá thường 12-24 lần/ngày.

Về công nghệ nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa: Ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có độ cao ≥ 500m. Nguyên lý sử dụng nguồn nước là tận dụng cột nước của hồ chứa để nuôi cá. Mức độ trao đổi nước qua lồng nuôi cá phụ thuộc vào vận hành công trình thủy lợi, thủy điện của hồ.

Cá tầm giốngHiện nay, nhu cầu con giống hàng năm ở nước ta cần 3,5 triệu con

Hai công nghệ trên có ưu điểm: Sử dụng nguồn nước trực tiếp mà không cần qua xử lý; Vận hành hệ thống nuôi đơn giản; Chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, có nhược điểm: Hạn chế về địa điểm xây dựng trang trại; Quy mô trang trại nhỏ; Chất lượng nước trong hệ thống nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng nguồn nước cấp (sông suối, hồ chứa) nên khó quản lý, xử lý.

Tỉnh điển hình nuôi cá nước lạnh 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tỉnh Lào Cai đang là điển hình nuôi cá nước lạnh. Tiếp đó là các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Lai Châu…

Ở tỉnh Lào Cai hiện có trên 1.100 cơ sở nuôi cá tầm và cá hồi với tổng thể tích 360.000 m3, sản lượng năm 2024 khoảng 1.200 tấn (gần gấp đôi năm 2017), tập trung ở Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Người dân sử dụng bể lót bạt, bể xi măng từ 100m3 đến 3.500m3. Giống chủ yếu nhập cá bột một năm khoảng 2 triệu con về ương nuôi.

Lào Cai đã hình thành một số chuỗi liên kết khép kín từ nuôi đến bàn ăn, nhà hàng, khách sạn. Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, Công ty TNHH Song Nhi có hơn 100 ao nuôi, cung cấp con giống, thức ăn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Hợp tác xã Nuôi trồng chế biến thủy sản Thức Mai ngoài tự sản xuất giống, cung ứng thức ăn cho cá còn liên kết thu mua cá của trên 30 hộ dân.

Tuy nhiên, nhìn chung nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai còn nhỏ lẻ, manh mún, dựa vào kinh nghiệm, thiếu ổn định. Chất lượng con giống cá tầm khó kiểm soát về số lượng, chất lượng. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, có hiệu quả vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Cho nên, tổng thể là thiếu những vùng nuôi an toàn gắn kết với thị trường; quá trình nuôi phát sinh dịch bệnh như nấm, ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn; việc sử dụng thuốc, sản phẩm xử lý môi trường chưa đúng kỹ thuật. Khai thác, sử dụng nguồn nước chưa hiệu quả, để lãng phí và còn xảy ra tình trạng tranh chấp. 

Cần quy hoạch vùng nuôi 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Dễ thấy là có nguồn nước sạch, gắn với nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng với tiềm năng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, tình hình thiên tai, lũ ống, lũ quét luôn tiềm ẩn nguy cơ cao đe dọa nghề nuôi cá nước lạnh. Nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, hạn hán, mưa lũ, nhiệt độ tăng cao là những thách thức lớn.

Cá tầmTrung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh

Để khai thác được tiềm năng, phát triển bền vững nghề nuôi cá nước lạnh cần quy hoạch vùng nuôi phù hợp. Từ đó, triển khai các giải pháp hiệu quả quản lý chất lượng con giống, thức ăn, vật tư đầu vào. Đây là những yếu tố quyết định đến chất lượng cá tầm, cá hồi từ màu sắc đến hương vị, an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện và xử lý những sản phẩm cá giống, thức ăn, thuốc, hoá chất không đảm bảo.

Quy hoạch để tạo điều kiện phát triển các mô hình nuôi có trách nhiệm, thân thiện với môi trường; kiểm soát chặt chẽ kháng sinh, hoá chất. Đồng thời xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, thời tiết để hỗ trợ người nuôi xử lý tốt các tình huống bất trắc. Quy hoạch tốt còn đảm bảo công tác bảo vệ môi trường từ thu gom đến xử lý chất thải.

Mặt khác, quy hoạch vùng nuôi tập trung làm nền tảng cho việc xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất. Công tác khuyến nông thêm hiệu quả qua các tổ khuyến nông cộng đồng. Hợp tác công - tư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi cũng thuận tiện. Tất cả đưa đến kết quả giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống ngư dân.

Công nghệ sử dụng hợp lý tài nguyên nước

Chuyên gia Lê Văn Diệu ở Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Miền Trung cùng các cộng sự đã nghiên cứu việc nuôi cá tầm bằng công nghệ “sông trong ao” (In Pond Raceway System) để sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Công nghệ này được phát triển năm 2008 bởi Tiến sỹ Jesse Chappell ở Mỹ. Nguyên lý hoạt động: Tạo dòng nước tuần hoàn trong ao bằng hệ thống sục khí, chảy qua khu vực nuôi cá trong ao.

Ưu điểm là đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cao và ổn định suốt quá trình nuôi; Tỷ lệ sống của cá cao. Quản lý, kiểm soát môi trường dễ dàng. Thu gom, loại bỏ triệt để các chất thải lắng đọng dưới đáy mương nuôi cá, làm sạch môi trường. Ít thay nước nên chủ động nguồn nước.

Mô hình nuôiCá tầm nuôi theo công nghệ "sông trong ao" phát triển tốt

Hệ thống “sông trong ao” gồm 5 thành phần chính sau.

1. Ao nuôi: Bờ đất hoặc lót bạt, đáy đất có diện tích từ 2.000 m2 trở lên, độ sâu >1,7 m. Ao có 1-2 cống cấp và 1 cống thoát nước, độ dốc 0,5% nghiêng về phía cống thoát nước.

2. Mương nuôi: Kích cỡ 25x5x2m (125 m2); Có đáy bê tông dày 15-20 cm, cao hơn đáy ao 10-15 cm và tường bê tông dày ≥ 20 cm. 

3. Đơn vị nước trắng: Kích thước 5x1,2x1,3m; Gồm máy thổi khí dạng con sò công suất 2,2 KW, giàn ống thổi khí và mái vòm bằng tôn hoặc inox.

4. Cổng chắn cá: Kích thước 5x2m, bằng khung sắt và lưới inox.

5. Hệ thống thu gom và loại bỏ chất thải: Gồm máy bơm hút, hệ thống quét và gom chất thải, máy điều khiển di chuyển giàn bơm.

Trong một ao, bố trí 1 đến 3 mương nuôi với diện tích mương nuôi bằng 5-7% diện tích ao. Quá trình xây dựng và vận hành công nghệ “sông trong ao” qua các bước: Cải tạo ao, xây dựng mương nuôi, chế tạo và lắp đặt các thiết bị, vận hành thử.

Chuyên gia Lê Văn Diệu cho biết, công nghệ “sông trong ao” ứng dụng nuôi cá tầm trong một số ao ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả tốt. Tổng cộng thả 4.290 con cá giống có trọng lượng trung bình 0,052 kg/con, mật độ 10-13 con/m2; thu hoạch 3.490 con có trọng lượng trung bình 2,23 kg/con; tỷ lệ cá sống gần 81,4%, năng suất bình quân 23,4 kg/m2. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) bình quân 1,7. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt giữ được nguồn nước luôn có độ trong 0,7-0,8.

Với kết quả trên, chuyên gia Lê Văn Diệu đề xuất ứng dụng rộng rãi công nghệ “sông trong ao” để nuôi cá tầm, nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.

Đăng ngày 03/01/2025
Sáu Nghệ @sau-nghe
Nuôi trồng

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 09:37 08/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:41 10/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 05:41 10/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 05:41 10/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 05:41 10/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:41 10/01/2025
Some text some message..