Giải pháp phòng bệnh phân trắng của VPAS

Hiện tại, bệnh phân trắng đang bùng phát trở lại, tỷ lệ nhiễm bệnh theo thông tin của người nuôi là nhiều vùng lên đến 60 - 70% ao nuôi. VPAS cũng nhận được nhiều câu hỏi từ người nuôi về việc nên phòng bệnh phân trắng thế nào hiệu quả. Bài viết bên dưới sẽ trả lời cụ thể cho vấn đề này.

tôm thẻ chân trắng
Phòng bệnh phân trắng như thế nào để đạt được hiệu quả.

Bệnh phân trắng trên tôm là bệnh phổ biến trong những năm gần đây và hầu như diễn ra quanh năm.  Khi bệnh phân trắng xảy ra, gần như phần lớn người nuôi đều chọn giải pháp thu hoạch thay vì chữa trị, và như vậy mùa vụ xem như thất bại.

Người nuôi tôm cần phân biệt 03 giai đoạn của bệnh phân trắng:

- Giai đoạn dự báo khả năng xảy ra bệnh phân trắng: tức là giai đoạn mà tôm chưa có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào của bệnh phân trắng.

- Giai đoạn xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên tôm: ruột lỏng, màu ruột không đặc trưng của tôm khỏe mạnh, gan yếu hoặc xấu đi rõ rệt, phân đứt khúc nhiều, đi phân sống màu nhợt nhạt, xuất hiện dấu hiệu có nhớt hoặc chất béo trong phân.

- Giai đoạn thấy xuất hiện bệnh phân trắng: thấy rõ phân trắng xuất hiện trong ao.

Bài viết này tập trung vào giai đoạn dự báo khả năng xảy ra phân trắng (giai đoạn 1) và các hành động tức thời mà người nuôi cần làm để đẩy lùi nguy cơ.

Gan tụy tôm

A. Nhận diện các mối nguy có khả năng dẫn đến phân trắng

Trước tiên cần xác định thời điểm nào mà bệnh phân trắng dễ bùng phát nhất, dưới đây là một số đặc điểm để dự báo trước, khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện:

- Giai đoạn giao mùa mưa nắng; nắng nóng hay mưa kéo dài; ngày rất nóng, oi bức, đêm máy mẻ hơn nhiều.

- Áp lực bệnh nguy hiểm khác gia tăng xung quanh mà phổ biến nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp và EHP (ký sinh trùng gây chậm lớn) là những lúc mà bệnh phân trắng dễ bùng phát nhất.

- Yếu tố cố hữu nhất là ao nuôi có vấn đề về môi trường như nước đổi màu đột ngột theo hướng xấu đi (đục, quá xanh, nước lợn cợn nhiều, keo đặc…); tảo tàn hoặc quá dày; sức khỏe tôm kém đi (thể hiện qua việc kém linh hoạt, không búng nhảy mạnh khi thăm vó, tôm ăn nhiều nhưng không tăng trọng bình thường), vỏ tôm không chắc khỏe, trong bóng; tôm thường xuyên bị cong thân, đục cơ, cơ thịt tôm không trong…

- Nếu kiểm mẫu tôm và nước trên môi trường TCBS (đĩa thạch màu xanh) thì thấy kết quả khuẩn nước cao hơn 103, và có xuất hiện khuẩn lạc anh; khuẩn tôm cao hơn 103 và có thể có xuất hiện khuẩn xanh.

- Khí độc NH3 tăng cao và tôm bị phơi nhiễm lâu trong môi trường có khí độc NH3, NO2 (trên 5 ppm) kéo dài nhưng không xử lý được.

B. Triển khai ngay biện pháp phòng bệnh một cách tích cực và chủ động

Bất kỳ một biện pháp phòng hay chữa trị bệnh nào cho động vật thủy sản nuôi nói chung và tôm nói riêng cũng đều là một biện pháp tổng hợp bao gồm: xử lý tích cực và đặc biệt với môi trường, cho ăn bổ sung các sản phẩm mục tiêu hợp lý, kiên định phác đồ và quản lý chặt chẽ hơn thức ăn, ao nuôi, tăng cường tần suất quan sát, đánh giá tôm sát sao hơn.

gan tụy tôm

Đối với biện pháp phòng phân trắng, cần cụ thể như sau:

Xử lý tích cực và đặc biệt với môi trường

- Bạn cần  diệt khuẩn ao nuôi của mình định kỳ 07 ngày/lần xen kẽ giữa các chu kỳ diệt khuẩn là dùng vi sinh với liều cao hơn ít nhất 1,5 lần và đánh với tần suất ngắn hơn. Cũng có thể thực hiện diệt khuẩn 01 lần - Lặp lại 02 nhịp cách nhau 24 giờ, trước khi tiến hành đánh vi sinh liều cao với tần suất như trên suốt thời gian phòng bệnh.Đối với các ao đất, vì sinh cần phải dùng liều cao hơn ít nhất 02 lần so với bình thường trong suốt thời gian phòng bệnh vì tôm có thể tìm kiếm thức ăn ở tầng đáy và như vậy vô tình tích lũy nhiều vi khuẩn gây bệnh vào đường ruột. Do đó, liều lượng vi sinh cao có thể giúp ao nuôi và tầng đáy ao nuôi của bạn an toàn hơn rất nhiều cho tôm.

- Các ao bạt đáy cần siphon tích cực và kỹ lưỡng hơn để đảm bảo giảm tải lượng hữu cơ, đặc biệt lưu ý với trường hợp tôm đã lớn (sau 02 tháng).

- Kiểm soát thức ăn thật kỹ để tránh dư thừa, đặc biệt cần chú ý không tăng thức ăn những ngày nắng nóng, oi bức vì những ngày thế này tôm có thể ăn nhanh, nhiều và thải phân nhanh trước khi kịp tiêu hóa hết dưỡng chất. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, bạn có thể nóng ruột và cho tôm ăn nhiều theo sức ăn của nó, và như vậy môi trường ao nuôi sẽ nhanh chóng xấu đi.

Cho ăn các chất bổ sung hợp lý và đúng mục tiêu

- Nguyên tắc phòng bệnh phân trắng là cố gắng giữ đường ruột tốt bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, gia tăng vi khuẩn có lợi và bổ trợ giảm tải cho hoạt động của gan trong việc tiêu hóa thức ăn.

- Dùng acid hữu cơ có tính sát khuẩn mạnh hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 1 cữ. 

- Dùng vi sinh vật có khả năng kháng khuẩn cao và gia tăng tốt mật số trong môi trường đường ruột hàng ngày.

- Dùng enzyme bổ trợ tiêu hóa để tăng cường phân giải thức ăn và hấp thu tốt dưỡng chất, qua đó giảm tải nhiều cho hoạt động gan tụy.

- Dùng hoạt chất bổ trợ gan đặc biệt.

Các vấn đề khác

Mặc dù các nguyên tắc phòng bệnh đã được thiết lập cụ thể, nhưng bạn cũng cần chú ý đến nững vấn đề sau đây:

- Các sản phẩm sử dụng trong phác đồ phải hết sức chất lượng và được sử dụng đúng cách. Phác đồ phòng bệnh hoàn toàn mất hết ý nghĩa nếu bạn dùng các sản phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Để nhận diện các sản phẩm chất lượng hay không là không hề dễ dàng, nhưng bạn cũng có thể hạn chế khó khăn này bằng cách lắng nghe các chia sẽ từ người nuôi xung quanh, nhìn vào thành tích nuôi của người chia sẽ…hoặc bằng nhiều cách khác mà thực tế tại khu vực bạn có thể xác định các nguồn tin tin cậy. Bạn cũng có thể kiểm tra công ty cung cấp sản phẩm mà bạn dự định mua bằng cách liên hệ trực tiếp để trao đổi (số điện thoại luôn có trên bao bì), lắng nghe cách mà nhân viên công ty giải thích về sản phẩm để có thể nhận biết mức độ tin cậy hoặc kiểm tra trên website của công ty.

- Cần hạn chế tối đa người ngoài vào ao thăm tôm hoặc đi vòng quanh các ao nuôi, vì không có gì chắc chắn người ngoài không đi thăm các ao đã nhiễm bệnh trước đó.

- Trộn thức ăn kỹ lưỡng hơn thường ngày.

- Đánh giá môi trường và tôm nuôi từ cảm quan đến đo đạc cụ thể ít nhất 2 lần 1 ngày, thậm chí nên kiểm khuẩn tôm 3-4 ngày/lần, việc này sẽ cho bạn có cái nhìn chính xác hơn về ao nuôi và bầy tôm của mình.

C. Phòng bệnh bằng sản phẩm của VPAS

Các sản phẩm VPAS cung cấp ra thị trường luôn được người đã dùng đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả có thể nhìn thấy ngay khi sử dụng hoặc sau một thời gian dùng cụ thể tùy bản chất sản phẩm, nhưng thời gian để nhìn thấy hiệu quả ngay sau đó không phải là quá lâu, thường thì bạn có thể thấy ngay sau vài ngày sử dụng.

Các sản phẩm của VPAS cũng được thiết kế, chọn lọc đúng các mục tiêu của nghề nuôi và được chứng nhận chất lượng đầy đủ.

Quy trình phòng bệnh phân trắng bằng sản phẩm của VPAS cụ thể như sau:

Phòng bệnh phân trắng
Phòng bệnh phân trắng

Bài viết được thực hiện dựa trên kết quả thực tế và bởi đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của VPAS.

Đăng ngày 19/08/2021
VPAS
Doanh nghiệp

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 22:06 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 22:06 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 22:06 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 22:06 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 22:06 24/04/2024