Giải quyết ô nhiễm vùng nuôi cá ở cồn Bà Hòa

Từ khi Công ty Cổ phần (CP) Nam Việt triển khai vùng nuôi cá rộng hàng chục héc-ta ở xã Bình Thạnh (Châu Thành), người dân nơi đây rất lo lắng trước tình trạng ô nhiễm môi trường do nước từ các ao nuôi thải ra. Sau khi UBND tỉnh và các ngành chức năng vào cuộc, phía Công ty CP Nam Việt đã chấp hành việc ngừng thả nuôi mới để chờ kết luận thanh tra. Đồng thời, doanh nghiệp đang phối hợp với địa phương tìm giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng.

Ao nuôi cá tra
Một góc vùng nuôi cá ở cồn Bà Hòa.

Là một đại biểu HĐND tỉnh,  ông Đặng Hoài Dũng đã từng nhiều lần nhận được kiến nghị của cử tri xã Bình Thạnh (còn gọi là cồn Bà Hòa) về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở một đoạn của sông Hậu. Nguyên nhân do doanh nghiệp xả thải trực tiếp từ ao nuôi ra sông mà chưa qua xử lý. Sau khi trực tiếp đến tham quan vùng nuôi cá của Công ty CP Nam Việt, lắng nghe ý kiến người dân, ông Dũng đặt vấn đề: “Suốt trong thời gian dài, cả trăm hộ dân ở cồn Bà Hòa phải sử dụng nguồn nước dưới sông Hậu để sinh hoạt, ăn uống dù biết nước bị ô nhiễm. Nếu chưa có biện pháp khắc phục tình trạng này thì phải đầu tư nguồn nước máy sạch cho dân sử dụng”.

Tại kỳ họp lần thứ 6, HĐND tỉnh vừa qua, vấn đề ô nhiễm từ vùng nuôi cá ở cồn Bà Hòa là một trong những vấn đề “nóng” rất được cử tri và đại biểu quan tâm. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quốc Khánh lưu ý: “Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) và lãnh đạo huyện Châu Thành hết sức quan tâm vấn đề ô nhiễm vùng nuôi cá ở Bình Thạnh. Đây là vấn đề người dân rất bức xúc”. Ông Khánh yêu cầu sau khi có kết luận thanh tra, Sở TN-MT phải xử lý công khai và có báo cáo trước HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm 2013.

Từ phản ánh của người dân, phóng viên Báo An Giang đã trực tiếp đến khảo sát vùng nuôi cá của Công ty CP Nam Việt ở cồn Bà Hòa. Mỗi ao nuôi có diện tích khoảng 1 héc-ta, được đào nối tiếp nhau chạy trên khu đất bãi bồi dọc theo đầu cồn, nằm cách khu dân cư bởi một nhánh sông nhỏ. Ông Lý Lâm Vũ, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, cho biết, theo đăng ký của Công ty CP Nam Việt, tổng diện tích quy hoạch vùng nuôi cá tra giai đoạn 1 là 59 héc-ta. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới thực hiện thả nuôi được 22 ao với diện tích tương đương 22 héc-ta. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do doanh nghiệp không đưa nước thải qua hệ thống ao lắng lọc, mà bơm trực tiếp ra sông Hậu. Trước thực trạng này, ngày 7-5-2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cùng các ngành chức năng đã có buổi làm việc với UBND xã Bình Thạnh và đại diện Công ty CP Nam Việt. Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu doanh nghiệp phải dừng ngay việc thả mới cá giống vào ao nuôi, không lắp đặt thêm cống xả thải và có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. “Qua giám sát vùng nuôi, chúng tôi thấy doanh nghiệp không thả thêm lứa cá nào. Gần đây, nhiều đợt cá đã được thu hoạch và diện tích nuôi thu hẹp hơn so với trước”, ông Vũ thông tin.

Cũng theo lời Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, ở khu vực gần vùng nuôi cá hiện có 87 hộ dân vẫn còn sử dụng nước dưới sông để sinh hoạt, ăn uống. Trước tình trạng nguồn nước ô nhiễm, Công ty CP Nam Việt đã tính đến phương án bơm nước từ sông cái vào để dân sử dụng. Tuy nhiên, một số hộ không đồng ý. Mới đây, Công ty đã đạt được thỏa thuận với Xí nghiệp Điện nước huyện Châu Thành và chính quyền địa phương về việc lắp đặt đường ống, cung cấp nước sạch cho người dân. Theo đó, Xí nghiệp Điện nước sẽ chịu 50% chi phí đầu tư đường ống cấp nước mới, 50% còn lại do Công ty CP Nam Việt chi trả thông qua UBND xã Bình Thạnh. “Trước đó, doanh nghiệp này đã chịu chi phí lắp đặt đồng hồ điện cho dân sử dụng, sắp tới sẽ có nước sạch. Nhìn chung, doanh nghiệp tuy có sai phạm gây ô nhiễm môi trường nhưng cũng có thiện chí khắc phục hậu quả”, ông Vũ nói.

Ông Trần Đặng Đức, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết, cuối tháng 6 vừa qua, Thanh tra Sở TN-MT đã tổ chức đợt thanh tra toàn diện liên quan đến việc sử dụng nước và bảo vệ môi trường tại vùng nuôi cá nguyên liệu của Công ty CP Nam Việt. Kiểm tra bước đầu cho thấy, doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường nên đã yêu cầu khắc phục. Dự kiến, cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 năm nay, Sở TN-MT sẽ có kết luận thanh tra chính thức. Khi đó, đơn vị sẽ đề xuất với UBND tỉnh biện pháp xử lý kiên quyết, không để tình trạng ô nhiễm tái diễn ở khu vực này.

Báo An Giang
Đăng ngày 29/07/2013
Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 00:30 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 00:30 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 00:30 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 00:30 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 00:30 08/11/2024
Some text some message..