Giải thể HTX Bảo vệ môi trường và nuôi trồng thủy sản hồ Hương Tích

"Chính quyền địa phương tự thành lập Hợp tác xã Bảo vệ môi trường và nuôi trồng thủy sản hồ Hương Tích (HTX hồ Hương Tích), rồi trưng biển "cấm mọi hình thức đánh bắt thủy sản" khiến hơn 1 nghìn hộ dân bao đời sống bằng nghề chài lưới, bắt cá, tôm, cua, ốc trên dòng Suối Yến, bỗng rơi vào tình cảnh mất nghề, biết sinh sống bằng gì?...". Đó là một phần nội dung bạn đọc các thôn Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) bức xúc phản ánh tới Báo Hànộimới.

suối Yến
Suối Yến, thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn (Mỹ Đức) đang được giao cho HTX hồ Hương Tích quản lý, khai thác mặt nước.

Thành lập HTX để... cấm dân?

Hồ Hương Tích nằm trong quần thể thắng cảnh thuộc vùng bảo vệ 1 của thắng cảnh Chùa Hương, là vùng đệm của rừng đặc dụng Hương Sơn - có nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao sống. Suối Yến - hồ Hương Tích có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và môi trường sinh thái, đồng thời là nơi dự trữ, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu. Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hương Sơn đã xây dựng đề án thành lập HTX hồ Hương Tích; tổ chức lấy ý kiến của Đảng bộ, nhân dân trong xã thông qua các hội nghị họp Chi bộ, họp dân tại các thôn, đồng thời hoàn thiện các thủ tục trình cơ quan chức năng, UBND huyện Mỹ Đức để được xem xét, phê duyệt.

Tháng 2-2015, HTX hồ Hương Tích tổ chức lễ khai trương, triển khai nhiệm vụ và thả cá vào hồ, đồng thời ký hợp đồng thu gom rác thải trên Suối Yến với BQL Di tích Hương Tích. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, HTX đã có những việc làm gây bức xúc dư luận. "Lẽ ra, HTX phải vận động các hộ dân đang sống bằng nghề đánh bắt, khai thác thủy sản trong lòng hồ tham gia, trở thành xã viên HTX. Nhưng HTX lại không làm được điều đó. Họ kết nạp vào HTX là những người không làm nghề đánh bắt cá... Không những thế, lực lượng bảo vệ của HTX còn vô cớ thu giữ trang thiết bị, ngư cụ của dân mà không lập biên bản. Thậm chí, "300 lưới bát quái, gần 300 rọ cua của gia đình tôi thả ở lòng Suối Yến để bắt tôm, cua, ốc bị cắt, phá, gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng..." - ông Bùi Văn Minh (thôn Yến Vỹ) bức xúc phản ánh. Nhiều gia đình khác như gia đình ông Ngọc - Sinh, ông Minh - Nam... cũng trong tình cảnh tương tự. Các hộ đã kiến nghị với HTX về việc ngư cụ bị thu giữ, phá hủy. 

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, HTX mới "nhờ" công an xã trao trả ngư cụ cho những hộ bị thu giữ. Nhưng, từ tháng 2-2015 đến nay, vấn đề này chưa được HTX cũng như cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm (?). Không những thế, lãnh đạo HTX còn tự ý chỉ đạo xã viên tiến hành kiểm đếm diện tích ao chuôm, bờ bãi của những hộ dân đang canh tác ven hồ Hương Tích và Suối Yến... Người dân thôn Yến Vỹ bất bình hơn với Thông báo số 09/UBND ngày 10-2-2015 của UBND xã Hương Sơn có nội dung "UBND xã xây dựng đề án thành lập HTX Bảo vệ môi trường và nuôi trồng thủy sản hồ Hương Tích, đã trình các cấp, đã gửi về các chi bộ trong toàn xã, triển khai đến các tổ chức, đoàn thể, nhân dân để thảo luận, đã được cán bộ và nhân dân đồng thuận". Bởi theo các hộ dân, họ chưa được thôn Yến Vỹ tổ chức hội nghị thảo luận về chủ trương thành lập HTX Bảo vệ môi trường và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, việc UBND xã lập biên bản bàn giao trách nhiệm tận dụng 262ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản cho HTX hồ Hương Tích đến năm 2020 là không đúng thẩm quyền...

Sẽ giải thể HTX hồ Hương Tích!

Trao đổi với PV Báo Hànộimới, ông Đồng Văn Đệ - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX hồ Hương Tích cho biết: Sau khi được thành lập, từ 25 xã viên ban đầu, qua hai đợt kết nạp, đến nay HTX đã có 46 xã viên chia thành 4 tổ để thực hiện hai nhiệm vụ: Nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường hồ Hương Tích với tổng diện tích mặt nước trên 262ha. HTX đã thả 21.000 con cá giống; mua xuồng để tổ chức bảo vệ cá và thu gom rác thải. Vào dịp chính hội, trung bình mỗi ngày HTX vớt 8-10 tấn rác thải. Bên cạnh đó, HTX còn tiến hành cắt cỏ, dùng vôi, thuốc hóa học diệt rong, rêu; xử lý ô nhiễm môi trường... Tổng chi phí cho 8 tháng hoạt động ước tính hơn 400 triệu đồng, trong khi tất cả các thành viên HTX đều chưa có thu nhập. Về phản ánh của công dân xung quanh việc HTX chỉ đạo lực lượng bảo vệ cắt lưới, ngư cụ của công dân, ông Đệ khẳng định: "Chúng tôi không chỉ đạo lực lượng bảo vệ, xã viên HTX cắt, phá ngư cụ của dân. 

Nhân dân đánh bắt các loại tôm, cua, lươn, ốc... tự nhiên không ai ngăn cấm. Tuy nhiên, việc đánh bắt cá thì không được phép, do HTX đã thả cá từ tháng 2-2015 đến nay. Riêng việc kiểm đếm diện tích nuôi trồng của bà con dọc Suối Yến và hồ Hương Tích do tôi chỉ đạo, nhưng chỉ mang mục đích điều tra cơ bản"(?).

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, việc thành lập HTX hồ Hương Tích là chủ trương đúng và rất cần thiết trong bối cảnh hệ sinh thái nơi đây từ lâu đã đặt trong tình trạng "báo động". Tuy nhiên, ngay sau khi HTX được thành lập, nhiều công dân thôn Yến Vỹ đã gửi đơn tới UBND xã phản ánh các vụ việc trên. Ngày 28-8, UBND xã Hương Sơn đã ban hành Công văn số 53/UBND khẳng định việc đánh bắt thủy sản bằng dụng cụ thô sơ trên dòng Suối Yến và các dòng suối thuộc hồ Hương Tích, UBND và HTX không ngăn cấm. Riêng việc đánh bắt bằng lưới bát quái, hiện UBND xã đang xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, khi nào có hồi âm sẽ thông báo cụ thể đến công dân. 

Đồng thời, UBND xã cũng thành lập Tổ xác minh nội dung đơn của công dân. Ngày 12-9, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn đã thông báo trực tiếp kết quả giải quyết đơn tố cáo với công dân thôn Yến Vỹ và những người ký tên trong đơn. Tuy nhiên, người dân thôn Yến Vỹ tiếp tục đề nghị UBND xã xử lý ba nội dung: Giải thể HTX hồ Hương Tích; nếu để tồn tại, HTX chỉ làm công tác bảo vệ môi trường, không tổ chức nuôi trồng thủy sản, để nhân dân được đánh bắt thủy sản tự do trong lòng hồ nhằm duy trì cuộc sống hằng ngày; không đồng thuận với việc làm của một số lãnh đạo và thành viên HTX hồ Hương Tích...

Trước những kiến nghị của công dân, UBND xã đã báo cáo Thường trực Đảng ủy, Thường trực HĐND, đồng thời tổ chức hội nghị với lãnh đạo HTX hồ Hương Tích, làm rõ nội dung thôn chưa tổ chức họp lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân về việc thành lập HTX. Hội nghị đi đến kết luận: "Yêu cầu HTX hồ Hương Tích thực hiện các thủ tục giải thể HTX theo quy định của Luật HTX năm 2012". 

Được biết, UBND xã Hương Sơn đã hủy biên bản giao 262ha mặt nước cho HTX hồ Hương Tích. Trong các ngày 6-10 và 17-10, Hội đồng quản trị và Chi bộ HTX đã họp, có nghị quyết xin giải thể HTX. Ngày 22-10, HTX tổ chức hội nghị thành viên để lấy ý kiến thống nhất về việc giải thể HTX. Tuy nhiên, thiệt hại của những hộ dân bị phá hủy ngư cụ chưa biết đến bao giờ mới được xử lý dứt điểm?

Hà Nội Mới, 24/10/2015
Đăng ngày 25/10/2015
Bảo Nga - Ánh Dương
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 13:37 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 13:37 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 13:37 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 13:37 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 13:37 18/10/2024
Some text some message..