Giảm nhẹ mầm bệnh do vi rút OsHV-1 nhiễm trên hàu Thái Bình Dương - Phần 2

Quy mô công nghiệp sản xuất hàu Thái Bình Dương (Crassotrea gigas) trong nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trên toàn cầu về đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng, hỗ trợ nền kinh tế của các cộng đồng dân cư ven biển và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái.

hàu Thái Bình Dương
Hàu Thái Bình Dương là loài có kích thước lớn nhất trong các loài hàu có trên thế giới, kích thước trung bình từ 8 – 20 cm. Ảnh artsdatabanken

Nhìn chung, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy OsHV-1 liên kết với các hạt có đường kính lớn hơn 5 µm và nhỏ hơn 55 µm, liên kết với một loạt các chất (như nylon, polyethylene,…). Trong khi các bằng chứng về dịch tễ học, sự lây truyền bệnh qua thực nghiệm và các bằng chứng vật lý trong phòng thí nghiệm cho thấy khả năng cao OsHV-1 gắn vào các hạt trong nước biển, vi rút cũng có thể tồn tại trong các mảnh mô được giải phóng từ vật chủ bị bệnh dưới dạng tập hợp các hạt vi rút và dưới dạng các hạt vi rút tự do. Đây là trường hợp xảy ra ngay sau khi vi rút được giải phóng khỏi các tế bào hàu bị nhiễm bệnh và trước khi nó gắn vào các hạt vectơ, cho phép chu trình truyền nhiễm tiếp tục.

Thời gian lây nhiễm của vi rút OsHV-1 trong nước biển là giới hạn và phụ thuộc vào nhiệt độ. Xét nghiệm sinh học đối với ấu trùng hàu C. gigas cho thấy OsHV-1 bị bất hoạt trong nước biển sau 2 ngày ở 20℃. Nó cũng dễ bị bất hoạt bởi bức xạ tia cực tím và nhiều hóa chất. Những thông tin này kết hợp với kiến thức trên rằng vi rút thường gắn vào các hạt, giúp củng cố khả năng dùng quy trình xử lý nước để bảo vệ hàu khỏi vi rút này.

virus
Nhiều vi rút herpes OsHV-1 trong nhân tế bào mô tim từ hàu C. gigas.

Các lựa chọn để xử lý nước biển bao gồm lắng, lọc và khử trùng. Ba phương pháp này đã được thử nghiệm trong các thí nghiệm có kiểm soát. Theo phương pháp lắng, nước biển tự nhiên bị nhiễm OsHV-1 được lắng cặn và bất hoạt vi rút trong 2 ngày. Đối với phương pháp lọc, nước biển được lọc qua màng có kích thước. Lưu ý rằng, các bộ lọc có kích thước 30 µm hoặc 55 µm không hiệu quả, vì tỷ lệ chết do OsHV-1 vẫn xảy ra ở ấu trùng ương trong nước sau lọc của các bộ lọc đó. Những phát hiện về lắng và lọc nước này đã được thông qua và áp dụng thành công trong các trại ương quy mô công nghiệp thương mại để sản xuất ấu trùng hàu Thái Bình Dương ở cả Úc và New Zealand.

Phát hiện gần đây rằng sử dụng siêu lọc (kích thước màng lọc 0,02 µm) với nước biển bị nhiễm OsHV-1 giúp ngăn ngừa tỷ lệ chết của C. gigas, qua đó cung cấp một lựa chọn khác để xử lý nước. Giống như phương pháp lọc thông thường (5 µm) và lắng cặn, siêu lọc không loại bỏ hoàn toàn OsHV-1 khỏi nước biển nhưng đủ để giảm liều lượng lây nhiễm xuống dưới ngưỡng gây bệnh khi tiếp xúc với hàu.

Có một câu hỏi quan trọng về hiệu quả chi phí và tính thực tiễn về việc lựa chọn phương pháp lọc nước biển an toàn cho sản xuất C. gigas và các loài động vật có vỏ khác. Đối với một số mầm bệnh như vi khuẩn, nhiều nguồn ô nhiễm ngoài nước biển phải được xác định và một số phương pháp như lọc thông thường có thể không hiệu quả. 

Để có được an toàn sinh học đầy đủ đối với các mầm bệnh vi rút như OsHV-1, và giảm thiểu nhu cầu xử lý kháng sinh, có thể dẫn đến kháng kháng sinh trong các trại giống, việc xử lý nước biển đầu vào và nước xả thải phải được đảm bảo. Câu hỏi đặt ra là, sự kết hợp/trình tự nào sẽ được khuyến nghị?  (i) lắng cặn, (ii) lọc thô (lọc cát), (iii) lọc tinh (1 hoặc 5 µm), (iv) siêu lọc (0,2 µm), (v) bức xạ tia cực tím và (vi) khử trùng bằng hóa chất (ozone, clo, khác).

Các quy trình này có thể áp dụng cho các hệ thống ương khép kín (tuần hoàn) và nửa hở sử dụng lượng nước biển tương đối thấp. Tuy nhiên, phương pháp này không thể dùng trong các hệ thống sản xuất hàu cỡ lớn do lượng nước sử dụng rất lớn, và những con hàu non rất dễ bị nhiễm bệnh do thả nuôi trong hệ thống mở. Do đó, hàng chục triệu cá thể hàu vẫn dễ bị tổn thương ở các trang trại cửa sông. Một điều cần cân nhắc thêm đối với các trại giống là tác động tiêu cực đến dinh dưỡng và tăng trưởng của hàu khi thức ăn có trong nước biển tự nhiên bị loại bỏ bằng cách xử lý nước công nghiệp. 

Tham khảo phần 1: Tổng quan vi rút Ostreid herpes 1 (OsHV-1) 

Nguồn: Whittington, R. J., Hick, P., Fuhrmann, M., Liu, O., & Paul-Pont, I. (2021). Removal of oyster pathogens from seawater. Environment International, 150.

Đăng ngày 09/02/2022
Thư Mai @thu-mai
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 19:46 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 19:46 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 19:46 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:46 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 19:46 25/11/2024
Some text some message..