Giảm nhẹ mầm bệnh do vi rút OsHV-1 nhiễm trên hàu Thái Bình Dương - Phần 1

Quy mô công nghiệp sản xuất hàu Thái Bình Dương (Crassotrea gigas) trong nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trên toàn cầu về đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng, hỗ trợ nền kinh tế của các cộng đồng dân cư ven biển và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái.

hàu non Thái Bình Dương
Vỏ rỗng của những con hàu non Thái Bình Dương chết do OsHV-1 ở California. Ảnh Colleen Burge

Sản lượng hàu toàn cầu được báo cáo trong năm 2018 là khoảng 650.000 tấn, trị giá 1.37 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, giống như tất cả các hệ thống nuôi trồng thủy sản khác, sản lượng hàu Thái Bình Dương có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các bệnh truyền nhiễm. 

Từ năm 2008, nhiều nỗ lực khoa học nhằm tìm hiểu, kiểm soát và ngăn chặn bệnh truyền nhiễm trên hàu đã được thúc đẩy bởi sự xuất hiện và lây lan toàn cầu của vi rút Ostreid herpes 1 (OsHV-1). OsHV-1 đặc biệt gây bệnh ở hàu non. Thông thường, hàu ở giai đoạn trong trại giống có nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh nhất và tỷ lệ chết >80%. Để giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh, một số khuyến nghị được đưa ra bao gồm đa dạng hóa và hợp nhất doanh nghiệp, các chương trình chọn giống hàu kháng bệnh và các thay đổi khác để nuôi trồng tốt hơn. 

Công bố gần đây trên tạp chí Môi trường Quốc tế về loại bỏ mầm bệnh bao gồm OsHV-1 khỏi nước biển bằng siêu lọc, được quan tâm vì khả năng ứng dụng công nghiệp của nó trong các trại sản xuất giống nơi có hàng triệu ấu trùng và hàu non nhạy cảm. Những quan sát trước đây về dịch tễ học của OsHV-1 đã cung cấp thông tin nghiên cứu về các phương pháp xử lý nước để bảo vệ các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Năm 2012, người ta đã ghi nhận tỷ lệ chết của hàu C. gigas tại các trại ương ở Úc không nhất quán với sự phân bố đồng đều của OsHV-1 trong cột nước và đề xuất rằng vi rút bám vào các hạt hoặc sinh vật phù du - được sử dụng ở đây theo nghĩa chung mô tả sự tập hợp đa hình, di động của hầu hết các động vật nhỏ bé, thực vật và các hạt khác mà hàu ăn. Trong một mô hình gây nhiễm bệnh tại phòng thí nghiệm, hàu tiếp xúc với OsHV-1 thông qua cùng chung sống (tức là OsHV-1 thải ra từ hàu bị nhiễm bệnh vào nước biển) có tỷ lệ chết cao hơn nếu chúng được cho ăn vi tảo so với hàu không được cho ăn. Thật vậy, vi rút hoại tử cấp tính do herpesvirus ở biển (AVNV), đã được chứng minh là một biến thể của OsHV-1 và có liên quan đến vi tảo. 

Trong các nghiên cứu trên, bên cạnh việc tiếp xúc với vi rút thông qua ăn các hạt vectơ, có thể có ảnh hưởng dinh dưỡng đến kết quả gây bệnh ở hàu được cho ăn so với hàu không được cho ăn. Điều tra các yếu tố sinh lý dinh dưỡng cho thấy tảo khuê trong chế độ ăn của C. gigas góp phần vào việc dự trữ năng lượng làm giảm nguy cơ chết vật chủ do vi rút gây bệnh. Cần phải nghiên cứu sâu hơn về tiến trình gây bệnh của OsHV-1 để hiểu rõ hơn tương tác giữa mức độ phơi nhiễm và các yếu tố dinh dưỡng, vì cả hai đều có thể được điều chỉnh để có lợi cho sản xuất nuôi trồng thủy sản.

tảo khuê
Tảo khuê được ví như một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học. Ảnh: Nikon’s Small World

Vi tảo là một thành phần quan trọng của sinh vật phù du, sẽ lắng xuống trong nước tĩnh, và giống như các thành phần sinh vật phù du khác, có thể được tạo thành viên dưới lực ly tâm. Các thí nghiệm xác nhận rằng tốc độ phát hiện bằng PCR thời gian thực của OsHV-1 trong nước biển tự nhiên tăng lên bằng cách ly tâm mẫu ở 1000g trong 20 phút, sau đó kiểm tra viên kết quả. Trong điều kiện ly tâm này, người ta ước tính rằng các hạt mà OsHV-1 liên kết có đường kính từ 7–12 µm. 

Tuy nhiên, phạm vi của các loại hạt mà vi rút có thể bám vào trong nước biển là rất lớn. Vì vi rút là các hạt mang điện nên chúng có thể bị hấp phụ trên bề mặt của các hạt vô cơ và hữu cơ bao gồm trầm tích, cát, đất sét, sinh vật phù du và vi khuẩn. Trong khi một số vi rút hấp phụ vi khuẩn thì vi khuẩn có thể hấp phụ các thành phần khác bao gồm các hạt phi sinh học, chẳng hạn như đất sét và các bề mặt rắn khác. Sự hấp phụ của vi rút đối với các hạt thay đổi theo nhiệt độ và các yếu tố điều chỉnh môi trường ion như độ mặn và độ pH, và bị ảnh hưởng bởi kích thước, hình dạng và nồng độ chất hữu cơ. OsHV-1 đã được phát hiện trên vi nhựa thu tại một trang trại nuôi hàu ở Pháp và nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để làm rõ vai trò của các hạt nhựa trong việc truyền bệnh qua nước (dữ liệu chưa được công bố). Do sự hấp phụ của vi rút, loại bỏ các hạt vô cơ và hữu cơ khỏi nước biển bằng cách lọc hoặc lắng có thể góp phần loại bỏ vi rút.

Tham khảo Phần 2: Trình tự lọc vi rút OsHV-1 trong nước biển đúng-đủ và những lưu ý về phương pháp này.

Nguồn: Whittington, R. J., Hick, P., Fuhrmann, M., Liu, O., & Paul-Pont, I. (2021). Removal of oyster pathogens from seawater. Environment International, 150.

Đăng ngày 08/02/2022
Thư Mai @thu-mai
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 10:55 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 10:55 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 10:55 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:55 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:55 29/12/2024
Some text some message..