Giảm tỷ lệ mắc bệnh trên bào ngư

Tăng khả năng kháng bệnh với vi khuẩn Vibro Parahaemolyticus trên bào ngư.

Bào ngư
Bào ngư

Bào ngư Haliotis discus là loại hải sản hàm lượng dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn, vừa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc tự nhiên quý hiếm. Thịt bào ngư không những ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Do đó, nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản được tiến hành để đưa ra kỹ thuật nuôi tối ưu cho loài hải sản này là cần thiết. 

Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của bào ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống thì ấu trùng của bào ngư sống trôi nổi. Chúng dường như không ăn trong giai đoạn ấu trùng. Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng, phù du chúng chuyển sang sống bám. Ấu trùng bám dùng lưỡi sừng để cạp các tảo san hô (coralline) hoặc lớp chất nhầy trên bề mặt đá (slime) lấy thức ăn. Chất nhầy trên mặt đá bao gồm các tảo đơn bào và vi khuẩn tạo thành. Giai đoạn trưởng thành thức ăn của Bào ngư là rong biển (seaweed). Bào ngư thích ăn rong đỏ (red algae), loại rong nâu (brown algae) và vài loại rong lục (green algae).

Trong rong biển chứa hàm lượng lớn Mannan oligosacarit (MOS), còn được gọi là glucomannan oligosacarit, là một loại oligosacarit đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và kích thích tăng trưởng cho động vật nuôi, tuy nhiên chưa có nghiên cứu rõ ràng. Do đó, thử nghiệm này được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của mannan oligosacarit (MOS) đến hiệu suất tăng trưởng, chống oxy hóa, khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh  với vi khuẩn Vibro Parahemolyticus của bào ngư  Haliotis Discus hannai. 

Thí nghiệm được tiến hành gồm 4 nghiệm thức bổ sung MOS với các nồng độ 0,00 g / kg, 0,40 g / kg, 0,80 g / kg và 1,60 g / kg MOS trong thời gian 120 ngày. Sau đó, các nhóm điều trị sẻ được cảm nhiễm với vi khuẩn Vibro Parahemolyticus và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 10 ngày.

Sau thử nghiệm cho ăn 120 ngày, hiệu suất tăng trưởng tốt nhất được quan sát thấy ở nghiệm thức cho ăn 0,80 g/kg. Với sự gia tăng của MOS chế độ ăn, khả năng chống oxy hóa trong gan tụy ngày càng tăng (P <0,05) trong khi không thấy sự khác biệt đáng kể về hoạt động chống oxy hóa của glutathione S transferase ( P  > 0,05). Hoạt động chống oxy hóa của superoxide effutase và glutathione peroxidase được tăng lên sau khi bổ sung MOS và đạt giá trị cao nhất trong nhóm cho ăn 0,80 g / kg và sau đó giảm xuống.

Các thông số liên quan đến miễn dịch bị ảnh hưởng đáng kể khi bổ sung MOS vào khẩu phần ăn. Cụ thể, hoạt động của phosphatase kiềm và acid phosphatase trong gan tụy và huyết thanh của các nghiệm thức cho ăn MOS cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (P <0,05) . Hơn nữa, giá trị cao nhất của cả hai enzyme được quan sát thấy ở gan tụy của nhóm 0,80 g/ kg, tương tự khi quan sát huyết thanh của nhóm bào ngư ở nghiệm thức 1,60 g / kg MOS.

Các hoạt động lysozyme trong gan tụy và huyết thanh của nhóm A4 cao hơn đáng kể so với các nhóm khác ( P  <0,05) và không có sự khác biệt đáng kể trong các nhóm A0, A8 và A16 (P > 0,05). Các hoạt động của tế bào chất và hoạt động hô hấp trong huyết thanh của bào ngư không bị ảnh hưởng đáng kể bởi hàm lượng MOS trong chế độ ăn uống (P  > 0,05). 

Trong thời gian cảm nhiễm với vi khuẩn V. Parahaemolyticus trong 56 giờ , tỷ lệ tử vong tích lũy của chế độ ăn cho bào ngư có chứa MOS thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng ở mỗi thời điểm ( P  <0,05). 

Nhìn chung, tỷ lệ chết thấp nhất đã xảy ra trong nhóm bổ sung 0,80g/kg và cao nhất là nghiệm thức đối chứng. Tóm lại, việc đưa MOS vào chế độ ăn rõ ràng có tác động tích cực đến khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của bào ngư, với mức MOS tối ưu ở mức 0,80g/kg trong chế độ ăn.

Đăng ngày 13/03/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:14 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:14 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:14 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:14 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:14 16/06/2025
Some text some message..