Gian nan tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ- Kỳ II: Hoa Kỳ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm của Việt Nam

Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường, không có sự trợ cấp từ nhà nước, từ thức ăn, con giống, nhân công… người dân đều phải tự lo liệu.

xuất khẩu tôm
Việt Nam là nước có số lượng xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ lớn thứ ba trên thế giới

Con tôm Việt Nam - nguy cơ một cổ chịu hai tròng thuế

Trong khi con tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang chịu thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm do Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp, vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn chưa đến hồi kết, thì ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) lại chính thức thông báo khởi xướng và điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Vụ kiện chống trợ cấp do Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ khởi xướng từ cuối năm 2012 đối với tôm của 7 nước xuất khẩu vào Mỹ do nghi ngờ ngành tôm những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ, bao gồm Việt Nam và một số nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ecuador.

Với đơn kiện này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ Việt Nam hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá). Đến lúc đó, con tôm Việt Nam sẽ bị rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng” khi bị áp cả hai loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp tại Mỹ.

Ngay sau đó, ngày 19/1/2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ra Thông cáo phản đối việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ, tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương Việt - Mỹ.

Ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định sơ bộ về mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước. Theo đó, Malaysia có mức thuế cao nhất với 62,74%, Ấn Độ 5,91%, Trung Quốc 5,76%, Thái Lan 2,09% và Việt Nam 6,07%. Indonesia và Ecuador được cho là không có trợ cấp từ chính phủ cho ngành tôm của họ.

Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng, cáo buộc tôm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng trợ giá làm tổn hại tới các nhà đánh bắt và chế biến tôm của Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế suất chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam là từ 1,15% đến 7,88% (tăng so với 5,08% sơ bộ). Mức thuế chung đối với các DN tôm khác của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ là 4,52%. Đây là một quyết định không công bằng đối với ngành tôm Việt Nam.

Với quyết định của Hoa Kỳ hủy vụ kiện chống trợ giá tôm Việt Nam, từ nay, con tôm Việt Nam sẽ rộng đường vào Hoa Kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2013 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng gần 146%, và dự báo thời gian tới sẽ còn tăng mạnh. Với đà tăng này, Hoa Kỳ đang vượt qua Nhật Bản, trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ tôm Việt Nam.

Ngành tôm Việt Nam không được Chính phủ trợ cấp

Đại diện cho các DN chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, VASEP đã kịch liệt phản đối quyết định vô lý này của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các DN ngành tôm, đề nghị các DN tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh cho phía Chính phủ Mỹ thấy rằng, họ không hề được hưởng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ Việt Nam.

Đối với vụ kiện chống trợ cấp, vai trò của Chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng bởi sẽ quyết định sự thành công hay thất bại. Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/8/2013, trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra quyết định cuối cùng áp mức thuế chống trợ cấp lên các DN sản xuất, xuất khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: “Từ nhiều năm qua, ngành tôm Việt Nam đã hoạt động theo cơ chế thị trường và hoàn toàn không được Chính phủ trợ cấp”.

Ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã họp và bỏ phiếu phủ quyết quyết định vô lý này của DOC. ITC đã họp và đi đến quyết định, ngành công nghiệp tôm của Mỹ không hề bị ảnh hưởng gì về vật chất và cũng không hề bị đe dọa ảnh hưởng về vật chất từ việc nhập khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam và 4 quốc gia khác (Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, và Malaysia).

Như vậy, theo kết quả bỏ phiếu thông qua của ITC, quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam và 4 nước khác của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra ngày 12/8/2013 đã bị phủ quyết và hoàn toàn không có giá trị pháp lý để tiến hành thực thi.

Với kết quả trên, Bộ Thương mại Mỹ sẽ không ra quyết định áp thuế chống trợ cấp lên sản phẩm nhập khẩu từ các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ecuado, Ấn Độ và Malaysia.

Với phán quyết của ITC, tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ không phải chịu thuế chống trợ cấp nói trên. Bởi theo ITC, các DN Hoa Kỳ không bị thiệt hại về vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại về vật chất, vụ kiện này đã được chấm dứt hoàn toàn và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của DN xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hoàn trả hoặc bãi bỏ. Phán quyết được ban hành ngày 1/10/2013.

Như vậy, tiếp theo kết quả thắng lợi của quyết định cuối cùng về vụ kiện chống bán phá giá tôm từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, quyết định ngày 20/9/2013 của ITC lại là một thắng lợi lớn nữa của Việt Nam. Các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã thoát khỏi vụ kiện chống trợ cấp bất công và vô lý của phía Hoa Kỳ.

Kết quả này một lần nữa khẳng định, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã, đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, không nhận được bất cứ sự trợ giá nào từ phía Chính phủ. Do đó, đương nhiên DN tôm và sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đối xử khách quan, công bằng, phù hợp với tinh thần thương mại tự do, bình đẳng cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ hiện có 48 nhà sản xuất tôm. Năm 2012, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD từ các nước bị đơn trong vụ kiện chống trợ cấp trên, từ các nước khác là 2,4 tỷ USD. Những nước xuất khẩu tôm nhiều nhất vào Mỹ là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Ecuado, Malaysia, Trung Quốc, Mexico.

Kỳ 3: Bài học từ những vụ kiện

Báo Công Thương, 16/10/2013
Đăng ngày 17/10/2013
Lê Kim Liên
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:06 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:06 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:06 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:06 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:06 25/11/2024
Some text some message..