Giang Thành (Kiên Giang): Phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp

Ngày 12/9/2012, ông Phạm Văn Hoáng – Trưởng phòng NN và PTNT huyện Giang Thành (Kiên Giang) cho biết, tính đến thời điểm này, toàn huyện có hai doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn là Công ty Bim và Công ty Thông Thuận với tổng diện tích quy hoạch lên tới 1.300 ha, trong đó diện tích mặt nước thả nuôi tôm là gần 600 ha.

cong ty thong thuan kien giang
Khu vực nuôi tôm của Cty Thông Thuận.

Cũng theo ông Hoáng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh Kiên Giang với địa bàn chủ yếu là hai huyện Kiên Lương và Giang Thành, riêng Giang Thành được phê duyệt 3.200 ha đất nuôi tôm công nghiệp. Việc phát triển loại hình nuôi tôm công nghiệp tập trung, quy mô lớn không chỉ góp phần tạo ra giá trị tăng trưởng kinh tế cho địa phương, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Việc phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Giang Thành khá thuận lợi, do khu vực quy hoạch nuôi tôm tiếp giáp với quốc lộ 80 chạy sát bờ biển nên dễ lấy nước mặn vào ao nuôi. Nuôi tôm công nghiệp khác với kiểu nuôi quảng canh là cần vốn đầu tư lớn, tuân thủ quy trình công nghệ chặt chẽ và phải kiểm tra giám sát tôm nuôi thường xuyên, nhưng bù lại độ rủi ro thấp, năng suất và thu nhập ổn định.

Theo kế hoạch năm 2012, huyện Giang Thành đặt mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản trên tổng diện tích là 2.752 ha, sản lượng 12.716 tấn. Trong đó, tôm công nghiệp 800 ha, sản lượng 12.000 tấn; tôm quảng canh 1.820 ha, sản lượng 276 tấn; cá nước ngọt 132 ha, sản lượng 440 tấn.

Báo Kiên Giang
Đăng ngày 25/09/2012
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:25 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:25 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:25 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:25 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:25 25/11/2024
Some text some message..