Giật mình mô hình cá rô phi thu lãi không thua kém nuôi tôm

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính 2 giai đoạn có liên kết với doanh nghiệp cho hiệu quả kinh tế khả quan, giá bán ổn định và ít rủi ro hơn so với nuôi tôm

cá rô phi
Hiệu quả từ chuỗi liên kết nuôi cá rô phi bền vững khiến người nuôi phấn khởi.

Từng kinh qua nhiều đối tượng nuôi như: cá tra, cá lóc, cá kèo, tôm thẻ… giờ đây ông Võ Thanh Vân, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đang trụ lại với đối tượng nuôi mới mà cũ là cá rô phi đơn tính. Bởi theo ông, nếu so sánh giá tôm với giá cá rô phi năm nay, chỉ cần đạt năng suất 6 tấn/1.000m2 là lợi nhuận từ con cá rô phi không thua gì con tôm nước lợ.

Tháng 8-2019, ông Vân bắt đầu liên kết với Công ty Thăng Long để nuôi cá rô phi đơn tính theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với quy mô 10 ao (bình quân 4.000m2/ao). Ngay trong đợt nuôi đầu tiên này ông thu hoạch trên 235 tấn cá, giá bán bình quân 28.000 đồng/kg, lợi nhuận trên 1,5 tỉ đồng.

Ông Vân cho biết: “Mấy năm nay, giá tôm khá thất thường, nếu nuôi không khéo rất dễ bị lỗ, trong khi con cá rô phi đơn tính nuôi không quá khó lại có hợp đồng bao tiêu với giá ổn định, nên sau khi thu hoạch vụ tôm đầu tiên năm 2019, tôi cải tạo lại ao để chuyển sang nuôi đối tượng này. Do đã có kinh nghiệm trong nghề nuôi một số loại cá, như: cá tra, cá lóc, cá kèo… nên dù nuôi cá rô phi có hơi khó hơn nhưng tôi vẫn bắt nhịp rất nhanh và có lãi khá ngay đợt nuôi đầu tiên”.

Với kinh nghiệm trong nghề nuôi thủy sản của mình, khi chuyển sang nuôi cá rô phi đơn tính, ông Vân cũng áp dụng quy trình nuôi 2 giai đoạn như nuôi tôm. Theo đó, con giống khi bắt về kích cỡ 3 - 4 ngàn con/kg được ông đưa vào ao ương với mật độ ương 100 con/m2. Sau thời gian ương 30 - 40 ngày, khi cá đạt kích cỡ 50 con/kg, ông sử dụng lưới kéo có kích thước mắt lưới 25mm để tuyển cá đồng cỡ sang qua ao nuôi cá thương phẩm, với mật độ bình quân 10 - 15 con/m2 và nuôi thêm khoảng 4 - 5,5 tháng nữa thì thu hoạch. Ông Vân cho biết thêm: “Nếu nuôi thêm 4 tháng cá sẽ vào cỡ 500 - 650gr/con và từ đây, chỉ cần nuôi thêm khoảng 1,5 tháng nữa là đạt cỡ từ 800gr/con trở lên. Do đó, tùy theo giá cả và nhu cầu thị trường mà mình quyết định thời gian nuôi thương phẩm”.

Để nuôi cá rô phi thành công, theo ông Vân, việc quản lý tốt môi trường ao nuôi là rất quan trọng. Theo đó, nước được lấy vào ao qua túi lọc có độ mặn 3 - 8%o là tốt nhất, sau đó tiến hành diệt khuẩn nhẹ bằng Clorin nồng độ 0,3 - 0,5ppm, đợi 2 - 3 ngày sau thì tiến hành thả giống vào ương. Đối với ao nuôi cá thương phẩm, quá trình xử lý cũng tương tự như ao ương. Trong giai đoạn ương, mỗi ngày cho ăn 4 lần, với lượng thức ăn bằng 7 - 10% trọng lượng cá, còn trong giai đoạn nuôi thương phẩm, mỗi ngày cho ăn 3 lần vào các thời điểm 6, 10 và 16 giờ trong ngày. Ông Vân chia sẻ: “Nếu không quản lý tốt môi trường ao nuôi, cá sẽ dễ phát sinh một số loại bệnh, như: ký sinh, xuất huyết… nhất là giai đoạn ương và sau khi chuyển sang ao nuôi khoảng 1 - 2 tháng đầu, còn khi cá đạt trọng lượng khoảng 200gr/con thì gần như rất ít khi có bệnh”.

Ao nuôi cá rô phi được ông Võ Thanh Vân, huyện Long Phú (Sóc Trăng) bố trí 4 giàn quạt để đảm bảo đủ lượng ôxy hòa tan, giúp cá phát triển nhanh và ít bị thiệt hại.

Điểm đặc biệt trong quy trình nuôi cá rô phi của ông Vân là sự bổ sung chế phẩm vi sinh VTV do ông tự sản xuất, đăng ký chất lượng và đã được thương mại hóa. Ông Vân cho biết: “Bên cạnh việc bổ sung định kỳ 2kg chế phẩm vi sinh VTV (16.000 đồng/kg) cho 1.000m3 nước, vấn đề quan trọng nhất trong quản lý ao nuôi là phải thường xuyên, định kỳ xi phông chất thải trong ao ra ngoài và duy trì pH ao nuôi trong khoảng 6,7 – 8,5. Vì vậy, mỗi khi gặp mưa nhiều (nước mưa lên khoảng 5 phân) cần sử dụng vôi super canxi liều lượng 10 - 15kg cho 1.000m3 nước để ổn định pH. Ngoài ra, tùy theo giai đoạn tăng trọng của cá mà tăng giảm số lượng quạt cũng như thời gian chạy quạt tạo ôxy và dòng chảy, để đảm bảo nồng độ ôxy hòa tan trong ao luôn duy trì từ 3,5 trở lên”.

Sau thành công đợt nuôi đầu tiên, ông Vân cải tạo lại ao và chuyển toàn bộ 10ha nuôi tôm trước đây sang nuôi cá rô phi đơn tính. Hôm chúng tôi đến, đã có một số ao cá đạt trọng lượng trên 650gr đã được doanh nghiệp xuống bắt mẫu và dự kiến thu hoạch từ đầu tháng 9 tới với sản lượng ước khoảng 100 tấn. Số diện tích còn lại đang nuôi khoảng 600.000 con giống sẽ thu hoạch trong quý I-2021 với sản lượng dự kiến 300 tấn. Theo ông Vân, hiện đang có 3 doanh nghiệp có nhu cầu thu mua cá rô phi lớn để xuất khẩu là: Thăng Long, Thái Minh Long và Hùng Phúc, nên giá cá cũng đã tăng bình quân khoảng 3.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Năm ngoái, giá bao tiêu của công ty là 26.500 đồng/kg đối với cá đạt kích cỡ 650gr/con và 29.000 đồng/kg đối với cỡ 800gr/con trở lên, còn hiện tại do nhu cầu xuất khẩu đang cao nên chỉ cần cá đạt cỡ 500gr/con trở lên đã có giá 29.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu cá rô phi đang khá thuận lợi, nhất là thị trường Mỹ, nhờ mức thuế nhập khẩu thấp so với cá rô phi của Trung Quốc. Do đó, theo ông Vân, nếu nuôi cá đạt cỡ bình quân 800gr/con trở lên thì lợi nhuận sẽ khá cao. Nói về giá thành nuôi, ông Vân cho biết: “Nếu nuôi đạt tỷ lệ sống khoảng 90% thì giá thành chỉ khoảng 20.000 - 21.000 đồng/kg, còn nếu tỷ lệ sống đạt 80% thì giá thành khoảng 24.000 đồng/kg. Với mức giá thành trên, nếu năng suất nuôi đạt 6 tấn/1.000m2 thì lợi nhuận từ nuôi cá rô phi cũng không thua kém gì nuôi tôm nước lợ”.

Trong những năm qua, có nhiều đối tượng được đưa vào nuôi như: cá kèo, cá chẽm, cá đối, cua biển, cá rô phi… bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, nhất là về con giống và quy trình nuôi. Chính vì lẽ đó, gần đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng ông Võ Thanh Vân triển khai mô hình trình diễn nuôi cá rô phi sử dụng dòng cá rô phi phát triển tốt, phù hợp môi trường và có liên kết nhà tiêu thụ. Đánh giá về mô hình này, Ths Võ Văn Bé – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Đến thời điểm này, có thể nói đây là đối tượng nuôi phù hợp, đảm bảo được hiệu quả kinh tế và đầu ra bền vững. Trung tâm muốn xây dựng mô hình này nhằm mục đích tiến tới xây dựng quy trình nuôi phù hợp, giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả nhờ sử dụng dòng cá rô phi nhanh lớn vượt trội hơn những dòng cá rô phi bình thường. Mặt khác, mô hình cũng nhằm xây dựng chuỗi liên kết giữa người nuôi với công ty thu mua nhằm đảm bảo chất lượng, giá cả đầu ra tốt nhất, để nhân rộng cho vùng nuôi tôm khó, từng bước đa dạng hóa đối tượng nuôi ngày một hiệu quả và bền vững hơn”.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 14/09/2020
Xuân Trường
Nuôi trồng

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 12:41 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 12:41 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 12:41 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 12:41 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 12:41 08/10/2024
Some text some message..