Giật mình với hiểm họa sứa xâm chiếm các đại dương

Các nhà khoa học trên thế giới đã vừa đưa ra cảnh báo về sự gia tăng đến chóng mặt số lượng của các loài sứa, tại hầu hết các vùng biển trên thế giới. Quan trọng hơn, đi kèm với hiện tượng đặc biệt này là những hiểm họa khó lường.

sứa hộp
Loài sứa hộp có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới

Nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Mỹ Lisa-Ann Gershwin đã cho thấy sự gia tăng đến chóng mặt về số lượng của loài sứa tại các bãi biển nổi tiếng trên thế giới. Đây được coi là hậu quả của việc săn bắt quá mức các loài thủy sinh, cũng như việc thay đổi nhiệt độ cuộc nước trong hàng chục năm qua.

Pháp, Tây Ban Nha, vịnh Chesapeake, Hawaii... đều ghi nhận những con số đáng kinh ngạc về số lượng loài sứa sinh sống trong khu vực.

Tình trạng này đã mang đến những hậu quả trực tiếp. Ở Hawaii có những thời điểm tới 800 đến 1.000 người bị sứa cắn chỉ trong một ngày. Tại Tây Ban Nha và Florida, những năm gần đây đã có khoảng nửa triệu người bị sứa cắn.

Đầu tháng trước, nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển đã phải đóng cửa tạm thời lò phản ứng lớn nhất, do sứa kéo tới làm chặn dòng chảy của hệ thống làm mát lò phản ứng hạt nhân. Trong khi đó ở Ireland, hàng ngìn con cá hồi đã chết do số lượng sứa trong khu vực tăng cao đột biến.

Gia tăng số lượng sứa độc nguy hiểm

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thủy sản Địa Trung Hải và Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học đã nhận thấy số lượng loài sứa gia tăng đến mức chóng mặt.

Hiện có hơn 2.000 loài sứa sinh sống tại khắp các khu vực vùng biển trên thế giới. Hầu hết những loài sứa con người gặp phải đều là những loài vô hại. Vết cắn của chúng sẽ chỉ khiến nạn nhân đau đớn trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, số lượng sứa gia tăng trong hàng chục năm qua khiến các nhà khoa học lo ngại những loài sứa độc sẽ ngày càng được tìm thấy nhiều hơn trên thế giới. Loài sứa có khả năng gây chết người thường sinh sống ở Australia, khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản.

Loài sứa hộp được ghi nhận gây ra nhiều cái chết cho khách du lịch ở Thái Lan, Indonesia và Australia. Xúc tua của loài sứa này có thể đạt tới độ dài 3m ở độ tuổi trưởng thành. Trong khi đó Irukandji được đánh giá là một trong những loài sứa nhỏ nhất nhưng lại mang chất độc chết người.

Chỉ cần một cú cắn từ những con sứa độc này, nạn nhân sẽ cảm thấy khó thở, không thể cử động chân tay và nặng hơn nữa là tụt huyết áp dẫn đến tử vong. Hầu hết những khu vực bờ biển ở Hawaii, Caribbean, Florida, xứ Wales, New Caledonia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Australia đều có thể là nơi sinh sống lý tưởng của các loài sứa độc nhất trên thế giới.

Ngày nay nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm những hoạt động của loài sứa nhằm tránh cho các du khách gặp phải sự cố đáng tiếc. Có những trường hợp du khách tìm đến những bờ biển được đánh giá an toàn hơn nhưng lại bị sứa cắn gây chết người.

Sứa có thể tìm thấy ở hầu hết các vùng biển trên thế giới nhưng những loài sứa mang nọc độc thường hoạt động ở khu vực nằm trong khoảng 40 độ Nam và 40 độ Bắc. Tiến sĩ Gershwin cảnh báo các du khách tới những vùng biển được đánh giá nguy hiểm cần luôn đề cao cảnh giác, chứ không chỉ phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông.

Nguyên nhân thay đổi khí hậu

Sứa được biết đến từ thời cổ đại và luôn là một phần hoạt động sinh học bình thường của các đại dương. Báo cáo của tiến sĩ Gershwin nhận định việc khí hậu nóng lên trong hàng chục năm qua khiến các đại dương ngày càng ấm hơn, lượng oxy ở mức thấp trong khi môi trường biển ngày càng ô nhiễm. Đây là những nguyên nhân chính tạo điều kiện để loài sứa phát triển.

Ngoài ra, sự bùng nổ về số lượng của các quần thể loài sứa cho thấy sự sống trong các đại dương hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng. Việc con người đánh bắt cá, tuyệt diệt các loài động vật biển đã tạo nên một môi trường sống hoàn hảo cho loài sứa.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Gershwin, từ những năm 1960 đã có 9 trong số 10 loài cá chuyên săn bắt sứa, như cá kiếm, cá mập, cá ngừ bị suy giảm số lượng đáng kể, một số loài đã biến mất. Cùng với đó là sự khai thác quá mức các rạn san hô, bãi cỏ, rừng ngập mặn, khiến loài sứa ngày càng có cơ hội phát triển về số lượng.

"Con người không thể tiêu diệt toàn bộ loài sứa, vì như vậy sẽ gây nên sự mất cân bằng sinh học khác có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn" - ông nói. Sự sống trong nhiều khu vực đại dương đã bị ảnh hưởng nặng nề và để khôi phục lại như ban đầu sẽ phải cần tới hàng trăm năm.

Tiến sĩ Gershwin cho rằng cần có những nghiên cứu một cách chi tiết mức độ ảnh hưởng và số lượng loài sứa tại các đại dương. Qua đó đưa ra những biện pháp thích hợp bao gồm cả việc giảm thiểu số lượng sứa cũng như khôi phục lại một hệ sinh thái cân bằng theo thời gian.

Theo CNN/Thể thao & Văn hóa, 06/11/2013
Đăng ngày 07/11/2013
Hồng Đăng
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 06:33 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 06:33 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 06:33 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 06:33 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 06:33 23/11/2024
Some text some message..