“Giấy thông hành” cho cá ngừ đại dương vào thị trường châu Âu

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực để sản phẩm cá ngừ đại dương (CNĐD) đạt tiêu chuẩn về chất lượng, bảo vệ môi trường được các tổ chức độc lập chứng nhận nhãn hiệu để có được “giấy thông hành” thâm nhập vào thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…

“Giấy thông hành” cho cá ngừ đại dương vào thị trường châu Âu
Bình Định là tỉnh có đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương lớn của cá nước.

cá ngừ, đánh bắt cá ngừ, khai thác thủy sản, thủy sản, xuất khẩu cá ngừcá ngừ, đánh bắt cá ngừ, khai thác thủy sản, thủy sản, xuất khẩu cá ngừĐó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức ngày 8/6, tại TP Quy Nhơn.

cá ngừ, đánh bắt cá ngừ, khai thác thủy sản, thủy sản, xuất khẩu cá ngừ

Tỉnh Bình Định đang triển khai mô hình khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi và từng đưa cá ngừ qua Nhật Bản bán.

Theo số liệu thống kê, năm 2017, cả nước có hơn 47 ngàn tàu thuyền đánh bắt cá ngừ. Sản lượng đánh bắt cũng tăng trưởng nhanh. Nhất là giai đoạn từ 2014 - 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,8%, nâng sản lượng khai thác từ 140 ngàn tấn lên 170 ngàn tấn.

Hiện, cá ngừ là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các sản phẩm cá ngừ đại dương được xuất khẩu sang 210 thị trường trên thế giới. Năm 2018, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương của nước ta đạt gần 600 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2010.

Thế nhưng, ngành CNĐD của Việt Nam vẫn bộ lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, vấn đề tồn tại lớn hiện ở việc tổ chức sản xuất mang tính truyền thống với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, thiếu tính bền vững và cạnh tranh sản phẩm thấp cả về giá bán và chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, sự kiện thẻ vàng của Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) đối với lĩnh vực khai thác thủy sản Việt Nam vào cuối năm 2017, bộc lộ rõ hạn chế lĩnh vực này. Bởi vậy, trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, gia tăng các yêu cầu phi thuế quan từ các thị trường nhập khẩu như quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) từ EU… tạo thêm những khó khăn, thách thức đối với ngành CNĐD trong việc thâm nhập thị trường ngoài nước.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết từ năm 2014, Bộ NN&PTNT tổ chức Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi. Theo đó, 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa thành lập được 9 mô hình tổ chức liên kết sản xuất khai thác CNĐD theo chuỗi.

“Sau 5 năm triển khai đề án ở 3 tỉnh nói trên cũng đã phần nào phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng cá ngừ khai thác. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sản lượng cá ngừ nhiều, chất lượng khá tốt, nhưng việc thu mua thông qua các đầu nậu, trung gian tại cảng cá kiểu “mua xô” khiến giá cá không cao nên ngư dân không mặn mà tham gia chuỗi”, ông Hùng cho hay.

Ông Hùng cho rằng, vấn đề nữa đặt ra hiện nay là, số lượng tàu đánh bắt cá ngừ rất nhiều, sản lượng đánh bắt lớn khiến ngư trường đang dần cạn kiệt. Do vậy, giải pháp cấp hạn ngạch để đảm bảo ngư trường cá ngừ bền vững là giải pháp lâu dài cho sinh kế bền vững.

Tham gia ý kiến tại cuộc hội nghị, ngư dân Nguyễn Văn Việt (xã Hoài Hương) cho rằng, việc ngư dân không mặn mà tham gia chuỗi đánh bắt CNĐD. Lý do, ngư dân đầu tư trang thiết bị rất tốn kém, học hỏi kỹ thuật đánh bắt, sản phẩm đánh bắt chất lượng tốt hơn nhưng doanh nghiệp vẫn mua với giá đại trà. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng các cảng cá chưa đảm bảo. Đặc điểm của con CNĐD là ăn tương nhưng các cảng cá nhiều tàu thuyền cập cảng với nhiều loại thủy hải sản khác nhau nên không đảm bảo môi trường, vệ sinh.

Ông Việt cũng kiến nghị, tỉnh Bình Định là địa phương có số lượng tàu thuyền lớn của cả nước nên rất cần đầu tư xây dựng cảng cá chuyên dụng.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong thời gian tới, việc cam kết, thực hiện theo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường được các tổ chức độ lập chứng nhân như nhãn sinh thái MSC hoặc chứng nhận về quy trình sản xuất sản phẩm đầu vào VietGap, Globak Gap,… đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, tạo cho sản phẩm CNĐD của Việt Nam có được “giấy thông hành” thâm nhập vào thị trường các nước, nhất là thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Đặc biệt ý nghĩa trong tính cạnh tranh; xây dựng thương hiệu CNĐD và nâng cao giá trị sản phẩm CNĐD của Việt Nam.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 11/06/2019
Doãn Công
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:13 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:13 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:13 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:13 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:13 25/04/2024