Gìn giữ môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng

Khánh Hòa là thủ phủ tôm hùm lồng của cả nước, tôm hùm cũng là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 23 tiểu vùng, tập trung tại 4 vùng nuôi chính là: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh, với tổng số lồng thả nuôi trong năm 2018 là 57.260 lồng, sản lượng đạt 779,3 tấn.

Gìn giữ môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng
Nuôi tôm hùm ở Vịnh Xuân Đài - Khánh Hòa. Ảnh: Thế Lập/ TTXVN

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm lồng của tỉnh đang đứng trước nhiều thách thức, từ việc thiếu con giống, biến đổi khí hậu, đầu ra, dịch bệnh… cho đến ô nhiễm môi trường. Thực tế, trong năm 2018, nhiều vùng nuôi tôm hùm lồng tại Vạn Ninh, Cam Ranh đã thiệt hại nặng do ô nhiễm môi trường vùng nuôi, dịch bệnh lây lan gây ra.

Một vấn đề đáng lo nhất hiện nay là số lượng lồng nuôi tôm hùm ngày càng tăng với mật độ thả nuôi dày dẫn đến khả năng trao đổi nước kém, làm cho môi trường nuôi tiếp tục ô nhiễm hữu cơ, gây thiếu Oxy cục bộ, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm hùm nuôi. Theo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi tôm hùm lồng tại Khánh Hòa của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III năm 2018 và 2 tháng đầu năm 2019, một số chỉ số môi trường tiếp tục biến động và thể hiện tình trạng ô nhiễm hữu cơ như: N-NH3, P-PO4, mật độ vi khuẩn Vibrio vượt giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015 BTNMT; bên cạnh đó còn phát hiện sự có mặt của loài tảo có khả năng gây hại cho tôm nuôi như Peridỉnỉum sp tại các vùng nuôi tôm hùm.

Để đảm bảo môi trường nuôi tốt nhất, thúc đẩy phát triển nuôi tôm hùm một cách bền vững, hiện ngành Thủy sản tỉnh tập trung hướng dẫn các địa phương nuôi tôm hùm theo đúng vùng quy hoạch; tổ chức quan trắc và giám sát môi trường vùng nuôi để đưa ra cảnh báo, khuyến cáo kịp thời cho người nuôi; chủ động thực hiện công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiêm môi trường từ hoạt động nuôi; tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn người nuôi các biện pháp quản lý môi trường vùng nuôi như: giãn thưa lồng nuôi, đưa lồng nuôi đến nơi có độ sâu, giảm mật độ tôm trong lồng, quản lý tốt thức ăn và khẩu phần ăn, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh lưới lồng thường xuyên, giám sát môi trường nuôi hàng ngày để kịp thời phát hiện và xử lý các biến động môi trường, khi tôm nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người nuôi cần báo cáo cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương…; tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của cơ sở sản xuất thủy sản, người dân về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Từ thực tế nuôi tôm hùm lồng, ngư dân đúc kết, thành bại của nghề nuôi đến từ việc hạn chế dịch bệnh; muốn hạn chế dịch bệnh phải xuất phát từ việc gìn giữ môi trường vùng nuôi để tránh bị ô nhiễm. Để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững, mang lại hiệu quả cao, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thì ý thức, trách nhiệm của người nuôi rất quan trọng, trong đó trước hết phải là ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường nuôi chung để hạn chế dịch bệnh.


Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 07/03/2019
B.L
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:49 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:49 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:49 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:49 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:49 28/03/2024