Giới hạn cho phép Enrofloxacin của Nhật Bản nghiêm ngặt hơn EU

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong thời gian qua một số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đã bị cảnh báo về dư lượng nhiễm kháng sinh Enrofloxacin. Trong thực tế, mức giới hạn cho phép (MRL) đối với Enrofloxacin của Nhật Bản nghiêm ngặt hơn mức MRL của EU rất nhiều.

phi lê cá tra
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hiện tại, Nhật Bản quy định không cho phép có dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxacin (dẫn xuất của Enrofloxacin) trong sản phẩn thủy sản và phương pháp phân tích Enrofloxacin và Ciprofloxacin mà Nhật Bản đang áp dụng là phương pháp HPLC-FL và LC/MS có giới hạn phát hiện là 10 ppb (thông báo shoku-An No.1130001 ngày 30/11/2016), đồng nghĩa với việc Nhật Bản quy định mức MRL cho tổng dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxacin là 100 ppb, cao hơn 10 lần so với quy định của EU. Riêng CODEX chưa đưa Enrofloxacin và Ciprofloxacin vào Danh mục thuốc thú y được quy định MRL.

Enrofloxacin là chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi để trị bệnh nhiễm trùng cho gia súc, gia cầm. Thời gian tồn lưu của hoạt chất này trong thủy sản ít nhất là 2 tuần kể từ khi dừng sử dụng và trong môi trường sạch. Việc quy định mức MRL đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin của Nhật Bản nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với mức cho phép của của thị trường EU đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm gần đây.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có một số trao đổi, làm việc kiến nghị với cơ quan thẩm quyền Nhật Bản, trong đó có công văn đề nghị Cục An toàn thực phẩm Nhật Bản đề nghị cung cấp báo cáo đánh giá nguy cơ của Nhật Bản đối với Enrofloxacin hoặc các bằng chứng khoa học phù hợp làm cơ sở cho việc thiết lập mức MRL đối với Enrofloxacin quá thấp như vậy. Mặc dù phía Nhật Bản đã có những phản hồi tích cực nhưng chưa có hồi đáp giải quyết bằng văn bản theo đề nghị của Việt Nam.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang áp dụng kiểm tra 100% lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu kháng sinh, không phân biệt doanh nghiệp nhập khẩu có lịch sử kiểm soát tốt hay xấu, từ đó gây tác động tăng chi phí lưu kho, lưu bãi do chờ kết quả kiểm tra.

Để hỗ trợ ngành sản xuất thủy sản trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, VASEP vừa có văn bản đề nghị Cục Xuất Nhập khẩu báo cáo Bộ Công Thương và Chính phủ xem xét, yêu cầu cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam báo cáo đánh giá nguy cơ của Nhật Bản đối với Enrofloxacin hoặc các bằng chứng khoa học/tài liệu tham chiếu phù hợp làm cơ sở cho việc thiết lập mức MRL đối với Enrofloxacin và Ciprofloxacin của Nhật Bản. Trong trường hợp Nhật Bản chưa có báo cáo nguy cơ, các bằng chứng khoa học hoặc các tài liệu tham chiếu phù hợp thì đề nghị Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tiến hành đánh giá nguy cơ và trước mắt áp dụng mức MRL cho Enrofloxacin như EU (là nước có đánh giá nguy cơ đối với Enrofloxacin) đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu cho đến khi Nhật Bản có kết quả đánh giá nguy cơ. Đồng thời, đề nghị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản có chính sách phân luồng, ưu tiên cho doanh nghiệp có lịch sử kiểm soát chất lượng tốt để có tần suất kiểm tra ít hơn…

Tiền Giang, 20/03/2016
Đăng ngày 26/03/2016
Thành Công
Chế biến

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 21:51 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 21:51 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 21:51 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 21:51 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 21:51 07/11/2024
Some text some message..