Giới khoa học bối rối khi phát hiện rùa biển bơi theo vòng tròn

Lần đầu tiên nhìn thấy những con rùa bơi tròn liên tục giống như một cái máy, các nhà khoa học hết sức bối rối, chưa thể giải thích tại sao.

Một con rùa biển xanh đang bơi ở Biển Đỏ của Ai Cập.
Một con rùa biển xanh đang bơi ở Biển Đỏ của Ai Cập. Ảnh: Reinhard Dirscherl/Ullstein Bild via Getty.

Trong công bố mới đây trên tạp chí Science, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu đại dương và khí quyển của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho biết họ phát hiện những con rùa cũng bơi theo vòng tròn. Đây là điều trước nay chưa từng thấy ở loài này.

Nhà nghiên cứu Tomoko Narazaki đã thực hiện thí nghiệm bằng cách đưa một nhóm rùa biển đi rất xa khỏi vùng biển nơi chúng làm tổ rồi thả chúng xuống biển cho tự tìm đường về nhà. Bà phát hiện những con rùa biển này bơi quay trở về nơi mà chúng rời đi ban đầu. Trong quá trình di chuyển, chúng thường dừng lại để bơi theo vòng tròn.

"Tôi đã không tin vào mắt mình khi lần đầu tiên nhìn thấy hành vi này, vì những con rùa bơi tròn liên tục, giống như một cái máy", nhà nghiên cứu Narazaki thuộc Viện Nghiên cứu đại dương và khí quyển của Đại học Tokyo, cho biết.


Những vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại với số vòng, trong khoảng thời gian giống nhau và chỉ tăng lên khi rùa biển bơi gần đến vùng nước ven biển gần bãi làm tổ của chúng. Một trong những con rùa được gắn thiết bị theo dõi đã quay tới 76 vòng trong một lần, với mỗi vòng kéo dài từ 16 đến 20 giây.

Quá đỗi ngạc nhiên, nhà nghiên cứu Narazaki chia sẻ phát hiện này với đồng nghiệp khắp thế giới và tất cả đều vô cùng bối rối khi nhận thấy ngày càng có nhiều sinh vật biển bơi theo vòng tròn như rùa biển xanh, cá mập hổ, chim cánh cụt và hải cẩu lông Nam Cực.

Cho đến lúc này, các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải thích nào cho việc bơi theo vòng tròn của động vật biển. Một số loài động vật bơi theo vòng tròn gần bãi kiếm ăn, một số lại lượn vòng trước khi nó tiếp cận để tán tỉnh một con cái. 

Trong khi đó, một số loài như hải cẩu lông mao Nam Cực thực hiện hầu hết các vòng vào ban ngày, mặc dù chúng chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm; còn rùa biển xanh thì lại bơi vòng tròn liên tục bất kể ngày đêm trong hành trình của chúng.

Bà Narazaki cho biết thêm những con rùa có hành vi bơi lượn vòng ở những vị trí có vẻ quan trọng về mặt điều hướng, chẳng hạn như ngay trước khi tiến vào vùng biển mới, hoặc tiếp cận mục tiêu đích đến cuối cùng của chúng.

Các nghiên cứu khoa học trước đây chỉ ra rằng rùa biển xanh có thể phát hiện ra từ trường của Trái đất, vì vậy hành vi bơi theo vòng có thể tương tự như cách tàu ngầm quay vòng trong quá trình quan sát địa từ. Trong trường hợp đó, bơi vòng tròn cho phép một sinh vật phát hiện từ trường từ nhiều hướng và lặp lại vòng tròn giúp chúng kiểm tra chính xác hơn.

Nghiên cứu này vẫn đang được thực hiện để tìm kiếm nhiều loài hơn và có được câu trả lời chính xác xem liệu điều hướng có phải là lý do chính dẫn đến hành vi bí ẩn này hay không.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 01/04/2021
Minh Hải (Theo Livescience)
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 05:30 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 05:30 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 05:30 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 05:30 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 05:30 08/11/2024
Some text some message..