Giới thiệu về nghề câu tay cá ngừ Phi-líp-pin

Câu tay cá ngừ là nghề đánh bắt hải sản truyền thống của Phi-líp-pin, được hình thành và phát triển từ năm 1969. Thành phố General Santos làtrung tâm của nghề câu tay cá ngừ và được mệnh danh là “thủ phủ cá ngừ” của Phi-líp-pin.

câu tay cá ngừ
Ảnh minh họa

Câu tay được cho là ngư cụ khai thác tốt nhất đối với cá ngừ và cá cờ của ngư dân Phi-líp-pin, đồng thời, phương pháp khai thác này được xem là có tính lựa chọn, thân thiện với môi trường, chủ yếu khai thác cá ngừ vây vàng đã thành thục tuyến sinh dục, tránh đánh bắt cá non như đối với nghề lưới vây và nghề câu vàng.

Cách đây 20 năm, tàu thuyền sử dụng để câu cá ngừ có kích thước nhỏ, chỉ dài khoảng 12m. Ngày nay, tàu thuyền câu tay cá ngừ chủ yếu có chiều dài thân vỏ khoảng 24m, trọng tải 50 GT. Thông thường có một tàu mẹ và một số tàu con cùng tham gia khai thác cá ngừ, số lượng tàu con phụ thuộc vào tải trọng của tàu mẹ. Ví dụ, tàu mẹ phổ biến có chiều dài khoảng 17,8 m; rộng 3,8m và độ sâu mớn nước 1,62 m; có tải trọng khoảng 27,9 GT. Tàu con thường được làm bằng gỗ hoặc composit, được lắp máy diesel được chuyển đổi từ động cơ xe hơi, chiều rộng của tàu con chỉ khoảng trên dưới 3m, công suất máy khoảng 16 HP, không có chỗ đặt các thiết bị hiện đại, buồng lái hay phòng cho ngư dân. Dạng tàu nhỏ này có thể cho phép 26 ngư dân làm việc trên tàu.

Tàu thuyền có thể được sở hữu cá nhân hoặc bởi các công ty có quy mô khác nhau. Tàu con và tàu mẹ không nhất thiết phải cùng một chủ sở hữu mà có sự thỏa thuận, hợp tác trong hoạt động đánh bắt hải sản. Một số công ty vừa sở hữu tàu thuyền vừa chế biến hải sản, sửa chữa tàu thuyền… các công ty chế biến hải sản của Phi-líp-pin đang thúc đẩy ngư dân khai thác bền vững hơn, thực hành sau khai thác tốt hơn để tránh thất thoát giá trị sản phẩm khai thác, rút ngắn thời gian chuyến biển…

Từ năm 1969 đến những năm 1980, có khoảng 500 tàu câu tay hoạt động trực thuộc thành phố General Santos và số lượng tàu thuyền làm nghề này tăng mạnh lên đến đỉnh điểm là giữa những năm 1990, khoảng 2.500 chiếc và sau đó giảm nhanh vào những năm cuối của thập kỷ 90. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc cấm khai thác trong vùng nước của In-đô-nê-xi-a, quy định nghiêm ngặt hơn về khai thác hải sản trong nước, giảm sản lượng cá ngừ, tăng chi phí hoạt động và các thách thức kinh tế khác. Đến năm 2011, tại thành phố này chỉ còn khoảng 1.000 đến 1.200 phương tiện làm nghề câu tay cá ngừ và con số này vẫn đang bị suy giảm.

Ngư cụ sử dụng của nghề câu tay cá ngừ là dây và lưỡi câu, dây câu được làm bằng nylon có đường kính 1,5 đến 3,0 mm và có chiều dài từ 200 đến 300m để đảm bảo cho cá có thể di chuyển khi cắn câu. Lưỡi câu sử dụng là loại có hình chữ “J” và lưỡi câu vòng “G”, kích thước dao động từ cỡ số 5 đến số 8 nhằm chỉ khai thác cá ngừ vây vàng, một số tàu có sử dụng kích thước lưỡi câu nhỏ hơn, cỡ 13 đến 18 để khai thác cá nổi nhỏ làm thực phẩm trong chuyến biển. Mồi câu được sử dụng thường là thịt cá tươi, khi hết mồi cá tươi, mồi giả được sử dụng, chủ yếu làm từ sợi thủy tinh, bóng, giấy bóng kính và dùng nước mực của mực ống để hấp dẫn cá. Khi cá cắn câu, cá di chuyển trên sợi dây câu và đợi đến khi cá mệt, ngư dân sẽ thu dây câu từ từ và đưa cá lên thuyền đặt vào hộp chứa đầy đá. Khai thác cá ngừ bằng câu tay thường sử dụng chà để dẫn dụ cá. Tàu câu tay cá ngừ thường kết hợp với một số tàu làm nghề lưới vây để khai thác triệt để chà dụ cá. Thông thường, câu tay cá ngừ được thực hiện trên các tàu con, cách tàu mẹ khoảng 200 m, tàu mẹ có nhiệm vụ như một neo trôi để giữ tàu con khỏi dòng chảy, sóng gió lớn…

Câu tay cá ngừ được ngư dân thực hiện quanh năm, vào mùa vụ khai thác chính, thời gian mỗi chuyến biển chỉ khoảng 3 đến 10 ngày, với những chuyến biển dài, thời gian có thể lên đến vài tuần. Mỗi tàu câu taycá ngừ khai thác khoảng 7 – 8 chuyến biển/năm.Nghề câu tay cá ngừ của Phi-líp-pin có một số nét tập quán như không khai thác cá vào ngày Thứ sáu và không cho phép phụ nữ lên tàu. Chi phí cho hoạt động khai thác chủ yếu của nghề này là nhiên liệu (60%), khi giá nhiên liệu tăng, số lượng tàu thuyền khai thác có thể giảm 20%.  Do giảm sản lượng cá ngừ trong vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) của Phi-líp-pin, tàu đánh bắt cá ngừ phải tìm ngư trường xa hơn, thời gian chuyến biển dài hơn, và điều này dẫn đến sự giảm sút chất lượng sản phẩm cá câu được, thường thì chuyến biển dài trên 2 tuần, cá khai thác được sẽ không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Mô hình Tổ đội đóng vai trò quan trọng đối với nghề câu tay cá ngừ ở thành phố General Santos, mỗi Tổ đội có khoảng 19 thành viên với 23 chủ quầy hàng cá ở bến cá. Tổng số có 5 Tổ đội ở thành phố này và có số lượng thành viên tương tự nhau, mỗi Tổ đội có khoảng 10 tàu cá. Tổ đội có vai trò hỗ trợ thảo luận với chính quyền và các lĩnh vực thủy sản khác, liên quan đến việc xây dựng và triển khai Luật câu tay cá năm 2007, tiềm năng tham gia khai thác ở các vùng ngư trường nước ngoài và phát triển nghề câu tay cá.   

câu tay

 Cá ngừ câu tay của Phi-líp-pin thường được tiêu thụ ở 4 thị trường chính, với cá có chất lượng tốt được xuất khẩu sang USA, Nhật Bản để dùng làm Sashimi, khoảng 20 – 25% sản lượng cá ngừ được gửi đến các nhà máy chế biến và người xuất khẩu dưới dạng “loin”; sản phẩm giá trị gia tăng cá ngừ được sản xuất tại các nhà máy, xưởng chế biến hải sản và đồ hộp, một lượng sản phẩm cá ngừ nhất định được bán tại thị trường nội địa. Hầu hết các nhà máy chế biến cá ngừ ở General Santos xuất khẩu sản phẩm cá ngừ dưới dạng tươi, đông lạnh nguyên con hoặc chế biến theo yêu cầu của phía các nhà nhập khẩu. Cũng tương tự như các cảng cá khác, ở thành phố này chỉ có một hệ thống độc nhất về thương mại thủy sản dẫn đến thiếu vắng sự cạnh tranh về giá cả. Đây là một thách thức lớn nhất đối với ngư dân câu tay cá ngừ. Điều này được cho là do có sự hạn chế về số lượng nhà xuất khẩu cá ngừ trong nước dẫn đến thiếu vắng sự cạnh tranh về giá và thương mại cá ngừ. Hiện nay có 8 nhà xuất khẩu cá ngừ thuộc lĩnh vực câu tay cá ngừ nhằm nâng cao ảnh hưởng đối với giá bán cá trên thị trường thế giới.

Theo: ACIAR, 2011; aciar.gov.au/Tổng cục thủy sản, 27/02/2014
Đăng ngày 28/02/2014
Nguyễn Bá Thông
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 23:36 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 23:36 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 23:36 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 23:36 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:36 24/12/2024
Some text some message..