Gỡ khó cho nghề nuôi cá tra

Từ những thành công trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, thủy sản... Tập đoàn Sao Mai mở rộng đầu tư sang ngành thực phẩm và nhanh chóng khẳng định uy tín với sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee.

kiểm tra dầu cá
Kỹ sư Lê Thanh Thuấn kiểm tra chất lượng dầu cá tra tinh luyện tại phòng thí nghiệm của Tập đoàn Desimet (châu Âu) - Ảnh: Phạm Thu

Khai thác DHA từ cá tra, basa

Kỹ sư Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (ASM), cho biết thời gian qua sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nhiều lãng phí. Nông dân cực khổ làm ra hạt lúa nhưng chủ yếu để lấy gạo mà quên mất các phụ phẩm có giá trị như: trấu, cám, rơm, rạ. Tương tự, nuôi con cá tra chỉ lấy 30% thịt fillet xuất khẩu, phần còn lại đều gọi là phế phẩm, làm giảm đi rất nhiều giá trị thật của nó.

Để giải tỏa nỗi trăn trở này, ông Thuấn quyết tâm đi tìm lời giải. Sau nhiều năm theo đuổi, cuối cùng ông đã tiếp cận được đề tài nghiên cứu khoa học quý giá của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) về những lợi ích từ mỡ cá tra. Đề tài này thôi thúc ông thực hiện dự án tinh luyện mỡ cá tra thành dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee.

dầu cá cao cấp
Dầu cá cao cấp Ranee dồi dào dưỡng chất DHA Omega 3, 6, 9 và các khoáng chất cần thiết khác - Ảnh: Phạm Thu

Năm 2014, nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (H.Lấp Vò, Đồng Tháp) do ASM làm chủ đầu tư đi vào hoat động. Nhà máy tinh luyện dầu ăn từ cá tra, basa bằng phương pháp vật lý, công nghệ hiện đại từ châu Âu cho phép đạt tỷ lệ thu hồi cực cao. Cứ 100 tấn nguyên liệu cho ra 97 tấn thành phẩm, đồng thời đảm bảo độ tinh khiết tuyệt đối, không lẫn bất kỳ tạp chất nào.

Kết quả phân tích mới nhất từ Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam khẳng định: cả 2 loại thành phẩm dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee của ASM gồm dạng lỏng (olein) và dạng đặc (stearin), hàm lượng 2 loại acid béo Omega 3 (chủ yếu là EPA và DHA) đều ở mức cao, phù hợp để bổ sung nguồn dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên trong bữa ăn hằng ngày.

Nâng cao giá trị cá tra, basa

Việc cho ra đời sản phẩm dầu cá Ranee không chỉ giúp nâng cao giá trị của con cá tra mà còn góp phần giúp tăng sức khỏe cho con người. Bởi các thành phần quý từ mỡ cá tra, basa như: acid béo Omega 3, 6, 9, EPA, DHA và các loại vitamin, khoáng chất được giữ lại trọn vẹn và đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam chứng minh là tốt cho sức khỏe con người.

Không những vậy, việc ra đời nhà máy tinh luyện dầu cá đã mang đến cơ hội cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm dầu cá dinh dưỡng cao; đồng thời giúp ngành công nghiệp cá tra thoát khỏi tình cảnh “mắc cạn” như hiện nay và giá trị con cá tra được nâng lên một đẳng cấp mới.

ThS-BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết Omega 3, 6, 9 là các acid béo. Các dưỡng chất này có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Đối với trẻ em, các acid béo giúp trẻ thông minh hơn. Đối với người cao tuổi, các acid béo có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và suy giảm trí tuệ. Đối với phụ nữ, Omega 3, 6, 9 giúp cho các lớp mô trong da giữ được nước và độ căng của tế bào, làm cho da tươi trẻ hơn.

Dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee có chứa các dưỡng chất tự nhiên như: Omega 3, 6, 9, các Vitamin A, Vitamin E và các khoáng vi lượng cần thiết hoàn toàn tự nhiên, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là bổ não, đẹp da, sáng mắt, tốt cho tim mạch.

Báo Thanh Niên, 19/08/2015
Đăng ngày 19/08/2015
Phạm Thu
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:22 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:22 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:22 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:22 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:22 09/11/2024
Some text some message..