Hà biển - Kẻ hủy diệt của ngành vận tải biển

Có thể nói loài động vật khiến mọi ngư dân hay người nuôi thủy sản ven biển đều phải ngán ngẩm đó chính là hà biển. Một loài gây hại cho đại dương và ảnh hưởng khá nhiều đến hệ sinh thái biển. Hôm nay, hãy cùng khám phá những sự thật về loài vật này nhé!

Hà biển
Hà biển gây hại cho đại dương và ảnh hưởng khá nhiều đến hệ sinh thái biển

Con hà biển là gì?

Con hà (Chthamalus stellatus) là một loài động vật siêu ăn bám thuộc cận lớp Cirripedia trong phân ngành Giáp xác. Điều đặc biệt về loài này là chân của chúng đã bị tiêu biến hoàn toàn và thay vào đó chúng sử dụng màng đệm để dính chặt vào các vật thể, chẳng hạn như vách đá, tàu thuyền hoặc các loài động vật khác. 

Loài này có mối quan hệ họ hàng với cua và tôm hùm. Con hà phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở vùng biển ôn đới và cận nhiệt đới. Trong suốt cuộc đời của mình, loài này không di chuyển dù chỉ 1mm.

Con hà có kích thước trung bình khoảng 2-3cm và có thể có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống. Con hà được coi là một loài động vật cơ bản và chúng không có khả năng di chuyển đến các môi trường sống khác nhau.

Khi nhìn trên vỏ tàu sắt, vách đá, đê chắn sóng, chân cầu tàu ta dễ dàng thấy những lớp xác vỏ cứng là do vô số hà biển tạo thành. Hình dạng đặc trưng của chúng là một lớp vỏ cứng bên ngoài, có một lỗ hở nhỏ, hình giống như những núi lửa tí hon. Nó có thể bám vào bề mặt của bất cứ thứ gì bắt gặp trên biển, thậm chí có thể an cư cả đời trên vỏ một con sò, cua bể hay da cá voi.

Hà điển hình phát triển sáu tấm đá vôi cứng bao vây và bảo vệ cơ thể. Trong suốt phần còn lại của cuộc đời, hà được gắn với mặt đất, khi đó những bộ phận duy nhất di chuyển được là 6 đôi xúc tu hay chân lông để bắt các sinh vật phù du. 

Sau nhiều lần biến thái hơn và đạt đến dạng trưởng thành, hà sẽ tiếp tục phát triển bằng cách thêm nguyên liệu mới cho những tấm vôi hóa nặng nề của nó. Những tấm đá vôi này không rụng đi, tuy nhiên, giống như tất cả động vật chân khớp nguyên thủy, con hà sẽ vẫn thay lông lớp biểu bì của nó.

Hà biển sinh sản như thế nào?

Hà là loài lưỡng tính tuy nhiên cũng có nhiều cá thể chỉ có một giới tính. Buồng trứng được nằm trong vỏ hoặc dưới đế bám và có thể nằm sâu dưới bề mặt bám, tinh hoàn thì nằm cao hơn, ngay sát bề mặt lỗ hở. Những cá thể lưỡng tính cũng tiếp nhận tinh trùng như hà cái. Mặc dù về mặt lý thuyết tự thụ tinh có thể xảy ra nhưng đã được thực nghiệm chứng minh là hiếm xảy ra với hà.

Lối sống bám cố định của hà làm cho sinh sản hữu tính trở nên khó khăn, không như các sinh vật khác hà không thể để lại vỏ để giao phối. Để tạo điều kiện chuyển gen giữa các cá nhân bị cô lập, hà có dương vật cực kỳ dài. Hà có lẽ có dương vật lớn nhất trong thế giới động vật nếu tính theo tỷ lệ với kích thước cơ thể.

Hà cũng có thể sinh sản thông qua một phương pháp gọi là spermcasting (phóng tinh trùng), trong đó hà đực giải phóng tinh trùng của mình vào trong nước và hà cái tự đón lấy thụ tinh cho trứng của mình.

Tác hại phá hủy tàu thủy, khoét thủng đá của hà biển

Con hà là loài động vật siêu ăn bám. Chúng sống bám trên các vật thể như vách đá, tàu thuyền, các loài động vật khác... trong suốt cuộc đời, không di chuyển dù chỉ 1mm. Con hà tuy nhỏ nhưng là loài động vật siêu phá hoại đối với ngành hàng hải. Hà bám vào bề mặt kim loại tiết ra chất kết dính cực kỳ bền chặt làm hỏng lớp sơn bảo vệ bề mặt kim loại gây ra ăn mòn và rỉ sét. Một chiếc tàu bị hà bám kín thân thì tốc độ sẽ giảm đi 50%.

Hà biển bám thuyềnHà biển bám vào đáy tàu khiến tàu bị hư hỏng nghiêm trọng

Con hà mặc dù không có răng nhưng có khả năng khoét thủng cả đá. Nguyên nhân do Hà tiết ra một chất lỏng có tính axit cao làm mềm đá. Sau đó, nó vặn mình, sử dụng thân để hỗ trợ, với những chiếc gai có vỏ cứng cào và phá vỡ đá. Trong suốt quãng đời còn lại, chúng đào đá xây hang không biết mệt mỏi.

Bám vào các loại động vật biển 

Loài hà biển này thường hay bám vào các loài động vật như rùa biển, cá voi,... khiến chúng khổ sở vì di chuyển nặng nề hơn. Đã không ít các trường hợp rùa biển bị loài vật này bám vào lỗ thở trong thời gian dài được con người ghi nhận.

Hà biển bám vào cáHà biển bám vào cá voi đến hết cuộc đời chúng

Ứng dụng hà biển để làm keo và món ăn đặc sản nổi tiếng

Chất kết dính từ con hà tiết ra đã được các ngư dân sáng tạo nên keo con Hà dùng để chắp vá tàu khi bị thủng

Trong lĩnh vực ẩm thực, con hà là một món ăn ngon và bổ dưỡng rất tốt cho phái mạnh. Chúng cũng là một đặc sản của vùng biển Hạ Long Việt Nam.

Người dân Hạ Long chế biến ra rất nhiều những món đặc sản khác nhau từ loại nguyên liệu chính đó là thịt hà biển, có thể kể đến như: riêu hà, cháo hà, hà biển tráng trứng, hà trộn bột rán, …

Hà biển ảnh hưởng đến ao nuôi tôm

Hà biển không chỉ mang các ảnh hưởng cho tàu thuyền ngoài khơi, mà nó còn xâm nhập vào cả những ao nuôi tôm của bà con. 

Trong quá trình chuẩn bị nước cho vụ mới, nếu người nuôi không xử lý tốt nguồn nước cấp vào hoặc không vệ sinh kỹ các thiết bị dụng cụ như quạt, phao, ống oxy,... ấu trùng của hà biển dễ dàng xâm nhập vào ao và bắt đầu quá trình phát triển gây hại của chúng.

Hà biển bám vào cái bề mặt trong ao như bạt sẽ gây lủng rách bạt ao. Bám vào quạt, phao, ống oxy sẽ gây bào mòn hư hại các thiết bị dụng cụ đó. Vì vậy, người nuôi cần phải có các biện pháp xử lý nước ở ao lắng để khử các ấu trùng hà biển trước khi cấp vào ao. Nếu ao cũ đã có tình trạng tấn công của hà biển, bà còn cần đem tất cả các dụng cụ thiết bị mà hà biển bám vào, xử lý bằng hóa chất chuyên dụng, sau đó sử dụng cho vụ sau. 

Hà biển tấn côngHà biển tấn công vào ao nuôi, bám vào phao gây hư hại

Con hà là một loài động vật đặc biệt có nhiều ứng dụng và giá trị trong đời sống con người. Tuy nhiên, như các loài sinh vật khác, con hà cũng mang lại một số tác hại cho môi trường và sức khỏe con người. 

Việc tìm hiểu và hiểu rõ về các tác hại và ứng dụng của con hà sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về loài động vật này, từ đó có thể đưa ra quyết định và hành động phù hợp để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Đăng ngày 15/11/2023
Mây @may
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 17:58 14/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 17:58 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 17:58 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 17:58 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 17:58 14/11/2024
Some text some message..