Hà Nam: Nuôi thâm canh cá rô phi trong ao đất

Những năm gần đây cá rô phi đơn tính được người dân Hà Nam đưa vào ao nuôi, chủ yếu theo phương pháp thâm canh nuôi ghép với đối tượng khác, chưa phát huy tối đa tiềm năng. Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nam đã xây dựng thành công mô hình nuôi thâm canh cá rô phi.

nuoi tham canh ca ro phi
Nuôi thâm canh cá rô phi lãi 152 triệu đồng/ ha - Ảnh: Thanh Nhã

Mô hình triển vọng

Mô hình được thực hiện tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, với sự tham gia của 3 hộ, diện tích mặt ao trung bình mỗi hộ 2.000m2 (tổng 6.250m2), được tập huấn cùng 30 hộ khác nắm chắc về kỹ thuật như: đặc điểm sinh học của cá rô phi; công tác cải tạo chuẩn bị ao nuôi; kỹ thuật thả cá giống; chăm sóc và quản lý chất lượng nước; biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên cá nuôi; phòng trị một số bệnh thường gặp…

Mô hình đã hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư với 100% số lượng giống rô phi tính đực theo quy định (25.000 con); hỗ trợ 10 bao thức ăn nuôi cá giai đoạn đầu, thuốc xử lý nước, phòng bệnh. Hộ tham gia phải đối ứng 50% lượng giống. Mô hình xây dựng cũng dựa theo các chỉ tiêu kỹ thuật và theo dõi như: mật độ 4 con/m2; thời gian nuôi khoảng 7 tháng; cỡ cá thu hoạch 0,5 kg/con. Ngay sau khi được chọn tham gia mô hình, các hộ đã thực hiện các biện pháp theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo vệ sinh ao nuôi, sử dụng thức ăn, ổn định pH, định kỳ bón vôi bột và thay nước thường xuyên…

Hiệu quả cho người nuôi

Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Ngọc Lũ, ông Trần Đình Thiện cho biết: Ngay từ khi tiếp nhận dự án, HTX đã rà soát 30 hộ xã viên tham gia tập huấn để chọn ra được 3 hộ có đủ điều kiện thuận lợi và khả năng tốt tham gia mô hình. HTX kiên quyết chỉ đạo theo đúng nội dung chương trình Dự án, phối hợp các bên liên quan thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt thực tế theo định kỳ để giám sát việc nuôi cá, đồng thời hỗ trợ giải quyết khó khăn.

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, mô hình cá rô phi của các hộ tính đến 10/9/2012 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trung bình khoảng 80%, trọng lượng cá trung bình 0,5 kg/con. Qua theo dõi, thấy cá rô phi thích nghi điều kiện tự nhiên địa phương, năng suất khoảng 20,8 tấn/ha, cao hơn dự kiến 6,8 tấn trên cùng diện tích. Nuôi thâm canh cá rô phi lãi khoảng 152 triệu đồng/ha, trong đó nuôi ghép cá rô phi lãi 88 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân đều qua từng giai đoạn, tuy nhiên mật độ thâm canh cao nên cá rô phi trong mô hình tăng trưởng chậm hơn so cá trong các mô hình nuôi ghép bán thâm canh khoảng 1 - 2%.

Ông Trần Văn Long, một trong những chủ hộ tham gia, cho biết: Từ khi tiếp nhận giống cá cho thả, thấy cá phát triển đều. Gia đình nhận thả 8.800 con, đến lúc thu hoạch tỷ lệ đạt 80%, khoảng 700 con, tương đương sản lượng 4.500kg; với giá bán 33.000 đồng/kg trừ chi phí còn lãi gần 30 triệu đồng. Để nuôi được cá rô phi thâm canh, chủ nuôi phải mạnh dạn đầu tư, nguồn nước sạch, mật độ nuôi vừa phải.

Mô hình nuôi thâm canh cá rô phi là mô hình mới, đầu tiên được triển khai ở huyện Bình Lục theo phương thức nuôi mới, đòi hỏi người nuôi phải có trình độ thâm canh cao. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp cá giống rô phi đơn tính đực cũng như một số giống cá khác của Hà Nam phụ thuộc hoàn toàn vào tỉnh khác. Hơn nữa giá đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cao, đầu ra lên xuống thất thường, tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc thương lái. Đặc biệt, các gia đình tham gia phải có đủ nguồn lực lao động, vốn đối ứng, có kinh nghiệm, trình độ thâm canh cao, có nguồn nước thuận tiện cấp hoặc thay và có hệ thống tiêu thoát dễ dàng. Tất cả những điều kiện khắt khe này khiến mô hình nuôi cá rô phi thâm canh trong ao đang khó nhân ra trên diện rộng.

Cá rô phi đơn tính có giá trị kinh tế cao, tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, có đặc tính nổi trội là ăn tạp, có khả năng thâm , canh cao, dễ áp dụng cho các hình thức nuôi khác nhau.

Thủy Sản Việt Nam
Đăng ngày 08/05/2013
Hoa Mai
Nuôi trồng

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 10:19 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Thúc đẩy kinh tế vùng cao Việt Nam từ các loài cá đặc sản

Các loài cá đặc sản được xem nguồn tài nguyên quý giá tại các vùng cao Việt Nam, không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch và tạo dựng bản sắc địa phương.

Cá tầm
• 18:21 28/10/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 18:21 28/10/2024

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 18:21 28/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 18:21 28/10/2024

Tôm Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường EU và tiềm năng phát triển

Tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định chất lượng và vị thế vững chắc của mình trên thị trường châu Âu (EU), một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, thị trường EU đã tạo ra không ít thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn để tôm Việt Nam tỏa sáng và chinh phục thị trường quốc tế.

Nhẫn tôm
• 18:21 28/10/2024
Some text some message..