Hà Tĩnh: Hiệu quả từ mô hình nuôi cá dìa trong ao đất

Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển khá và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong đó nuôi tôm được coi là thế mạnh trong phong trào nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, gặp nhiều khó khăn do môi trường ao nuôi bị suy thoái, dịch bệnh bùng phát tràn lan, gây ra những ảnh hưởng lớn về môi trường, kinh tế và xã hội.

cá dià
Sản phẩm cá dìa nuôi tại ao của anh Trần Văn Minh

Vùng nuôi tôm Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là một điển hình về gặp khó khăn trong nuôi tôm. Vùng nuôi Thạch Bằng với diện tích 32 ha, 17 hộ nuôi là vùng nuôi được đầu tư từ chương trình 224 của Trung ương, vì vậy các ao hồ diện tích khá lớn. Trước đây người dân nuôi quảng canh tôm sú, tôm sú xen cua, nhưng từ năm 2014 đến nay, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên năng suất, sản lượng nuôi thấp, dao động 0,5 -1 tấn/ha, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, anh Trần Văn Minh, một hộ nuôi lâu năm trong vùng đã có hướng đi mới là đưa đối tượng cá dìa vào thả nuôi nhằm khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nghề nuôi.

Nuôi độc canh cá dìa, nuôi cá dìa xen ghép trong ao đất, nhất là tại các vùng nuôi tôm kém hiệu quả là giải pháp đã được một số hộ dân tại Thừa Thiên Huế, Quảng Bình áp dụng và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Cá dìa là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thuộc loài cá rộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương được thị trường ưa chuộng. Cá dìa được xem là loài đặc hữu của vùng biển miền Trung. Ở nước ta, cá dìa có ở hầu hết các tỉnh ven biển, trong đó phân bố nhiều nhất tại các vùng biển Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị. Mặc dù giống cá dìa chưa được sinh sản nhân tạo thành công, tuy nhiên do nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn, nên người dân vùng biển Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung đã thu vớt giống tự nhiên đưa vào ương nuôi, bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao

Anh Trần Văn Minh là một hộ nuôi rất yêu nghề, luôn tìm tòi học hỏi cái mới để nâng cao hiệu quả sản xuất. Anh đã tìm hiểu qua sách báo và mạng internet về con cá dìa. Năm 2015, anh vào tận Thừa Thiên Huế học tập kinh nghiệm và bắt đầu mua hơn 1000 con cá dìa giống về nuôi. Thấy cá dìa nuôi có hiệu quả, anh tiếp tục mở rộng quy mô diện tích thả nuôi. Đến năm 2017, anh tiếp tục mua hơn 5.000 con cá giống từ Trung tâm giống tỉnh Thừa Thiên Huế về thả nuôi. Sau 4-5 tháng nuôi, cá đạt 300-350 g/con, sản lượng đạt hơn 1,3 tấn cá. Với giá bán 180.000 đồng/kg, anh thu về hơn 140 triệu đồng/ha từ cá dìa sau khi đã trừ chi phí.

Anh Minh cho biết, cá dìa là đối tượng nuôi có phổ môi trường rộng, kỹ thuật nuôi đơn giản, lớn nhanh, tỷ lệ sống cao. Cá ăn rong, tảo, mùn bã hữu cơ nên cá dìa rất phù hợp để nuôi trong các ao nuôi tôm kém hiệu quả giúp cải thiện môi trường, hạn chế rủi ro do dịch bệnh phát sinh. Đặc biệt, cá dìa rất ưa thích ăn rong câu, trong ao nuôi có nhiều rong câu phát triển, cá dìa có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Vì vậy trong nuôi cá dìa cần chú trọng thả thêm rong câu để làm thức ăn cho cá nhằm giảm chi phí sản xuất và bổ sung thêm cám, thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 20-25 %.

Nuôi cá dìa xen ghép tôm thẻ chân trắng, nuôi chuyên canh cá dìa là một hướng đi mới, có hiệu quả tại vùng nuôi Thạch Bằng nói riêng và các vùng nuôi độc canh, thâm canh con tôm nhưng kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh nói chung trong tình hình hiện nay.

Việc đưa đối tượng cá dìa vào nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi, phá thế độc canh con tôm vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khai thác hiệu quả diện tích ao đất trước đây nuôi tôm kém hiệu quả, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của tỉnh nhà./.

Khuyến Nông Việt Nam, 24/10/2017
Đăng ngày 24/10/2017
Trần Hương - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh
Nuôi trồng

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 09:37 08/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:39 09/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 21:39 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 21:39 09/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 21:39 09/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 21:39 09/01/2025
Some text some message..