Hà Tĩnh: Hơn 263 tấn ngao chết do sốc nước ngọt

Chiều 30/9, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho biết, hiện tượng 263,5 tấn ngao nuôi ở thôn Mai Lâm (Mai Phụ, Lộc Hà) chết là do mưa lũ làm môi trường thay đổi đột ngột khiến ngao sốc nước ngọt.

Hà Tĩnh: Hơn 263 tấn ngao chết do sốc nước ngọt
Ngao chết trắng tại bãi được người dân thu gom. Ảnh: Dân Việt

Sau đợt mưa lũ lớn, từ ngày 10 - 16/9, tại bãi nuôi ngao xã Mai Phụ, xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo thống kê, tổng diện tích bị thiệt hại là 79,85 ha với số lượng 263,5 tấn.

Để tìm nguyên nhân ngao chết, các đơn vị chuyên môn của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh như: Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND huyện Lộc Hà kiểm tra tình hình ngao nuôi chết tại xã Mai Phụ và thu mẫu xét nghiệm một số bệnh nguy hiểm truyền nhiễm.

Các kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 3 đã loại bỏ ngao chết do ký sinh trùng gây bệnh Perkinsus (tác nhân gây bệnh chủ yếu cho các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ).

Trao đổi với PV về nguyên nhân khiến ngao nuôi ở Mai Phụ (Lộc Hà) bị chết, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho biết, tác nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ngao nuôi chết là do sốc nước ngọt.

“Nước lũ đổ về khiến nước tại các bãi nuôi bị thay đổi độ mặn, nước ngọt hóa. Việc môi trường nuôi thay đổi đột ngột đã dẫn tới ngao chết hàng loạt” - ông Nguyễn Công Hoàng thông tin.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra và giảm thiểu, khắc phục hiện tượng ngao chết trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh yêu cầu địa phương và các cơ sở nuôi ngao thực hiện tốt một số khuyến cáo kỹ thuật đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn; tiếp tục thu gom và tiêu hủy ngao chết đúng quy trình; không đổ ngao chết ra cửa sông, các nơi cạnh khu vực nuôi. Đồng thời thu hoạch ngao đã đạt kích cỡ thương phẩm; thường xuyên vệ sinh, làm sạch bãi trong quá trình nuôi.

Bên cạnh đó, cần tạm ngừng thả nuôi mới cho đến khi ngao trong vùng ngừng chết và môi trường được cải thiện; cày xới, phơi bãi trước vụ nuôi; thực hiện gián đoạn giữa các vụ nuôi, không thả nuôi các đợt gối chồng lên nhau.

Sử dụng giống rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định; thả giống với mật độ vừa phải theo kích cỡ ngao thả nuôi và theo khuyến cáo của cơ quan quản lý nuôi trồng (mật độ thả nuôi từ 180 - 200 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 400 - 600 con/kg; 200 - 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 600 - 800 con/kg; 250 - 350 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 800 - 2.000 con/kg); khi ngao lớn phải san thưa.

Không thả giống tại các khu vực quá nhiều bùn, có thời gian phơi bãi trên 5h/ngày.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 03/10/2019
Trần Vương
Môi trường

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 17:40 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 17:40 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 17:40 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 17:40 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 17:40 18/10/2024
Some text some message..