Hải Chính: Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản

Phát huy thế mạnh của xã ven biển, những năm qua, xã Hải Chính (Hải Hậu) đã tích cực vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao phát triển sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hải Chính: Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản
Mô hình nuôi tôm công nghiệp của anh Phạm Văn Quang, xóm Tây Sơn, xã Hải Chính.

Từ năm 2011, xã Hải Chính đã quy hoạch gọn vùng đất công và chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản để tạo thành vùng nuôi tập trung, phát triển nuôi tôm từ phương thức quảng canh sang nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đến nay, toàn xã Hải Chính có gần 200 hộ nuôi thủy sản với tổng diện tích đạt 82ha, tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để đầu tư đồng bộ cải tạo ao đầm, trang bị máy móc phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện và nhà cung cấp sản phẩm giống, thuốc thú y thủy sản tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi.

Hiện các hộ nuôi tôm ở Hải Chính sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường ao nuôi, vừa kích thích tăng trưởng nguồn thức ăn tự nhiên của tôm trong môi trường nuôi (tảo, phù du, sinh vật nhỏ), vừa giảm chi phí thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa tồn lưu trong ao, làm trong sạch môi trường, giảm dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho con tôm. Nhiều hộ nuôi tôm sử dụng hệ thống máy quạt nước trong các ao nuôi làm tăng hàm lượng ô-xy, giúp cho tôm nuôi ổn định thể chất do được cung cấp đủ ô-xy. Một số hộ nuôi tôm đã áp dụng thả ghép thêm cá, cua trong ao nuôi tôm, nhất là các ao nuôi từng xảy ra dịch bệnh, để tiêu thụ lượng thức ăn dư thừa và chất thải từ tôm, nâng cao thu nhập trên cùng diện tích nuôi. Điển hình về ứng dụng khoa học trong nuôi tôm ở xã Hải Chính là anh Phạm Văn Quang, xóm Tây Sơn. Anh Quang cho biết, hiện anh có 8 ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 0,8ha được trang bị 12 giàn quạt nước; ngoài ra anh còn trang bị máy sủi ô-xy 5.000W cho 2 ao ương giống. Các ao nuôi được lắp 4 camera để quản lý từ xa. Nhờ áp dụng công nghệ cao, mỗi năm gia đình anh Quang thu hoạch 7-10 tấn tôm, trừ chi phí lãi 300-500 triệu đồng/năm.

Nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, xã Hải Chính đã hỗ trợ một số hộ nuôi liên kết, thành lập Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Hải Điền để trao đổi kinh nghiệm, thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên hệ với các hãng sản xuất, kinh doanh thức ăn cho con giống, thuốc thú y thủy sản có uy tín và chất lượng cung cấp vật tư với giá cả phù hợp. Đồng thời quản lý môi trường nuôi trồng, tạo ra các vùng nuôi chuyên canh tập trung với hiệu quả sản xuất cao hơn. Xã cũng tạo điều kiện cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Anh Việt đầu tư xây dựng cơ sở ương nuôi con giống tại chỗ phục vụ nhu cầu cho người nuôi trong vùng. Hiện nay, xã Hải Chính đang tập trung giải phóng mặt bằng 12ha để bàn giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản và Xuất nhập khẩu Nam Định đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính khép kín từ khâu sản xuất con giống đến khi xuất bán sản phẩm cuối cùng, góp phần kiểm soát dịch bệnh trên tôm, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Hải Chính, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản ở Hải Chính cũng có những khó khăn, do mức độ và tần suất chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ngày càng tăng. Vẫn còn nhiều người dân thiếu vốn đầu tư nên chưa mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ mới vào nuôi trồng, khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, xã cũng chưa có kênh dẫn nước ngọt vào vùng chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản và trồng màu. Ngoài việc đề xuất các cấp, các ngành hỗ trợ cải tạo thủy lợi để tạo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, xã Hải Chính tiếp tục khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế, các hộ dân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Báo Nam Định
Đăng ngày 19/06/2019
Ngọc Ánh
Nông thôn

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:35 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:35 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:35 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:35 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:35 06/02/2025
Some text some message..