Hai gã "gàn" nuôi thành công cá hồi trên đỉnh Xà Phìn

Gần 50 tuổi mới tốt nghiệp hệ bổ túc Trung học phổ thông, song bằng sự táo báo, hai gã “gàn” người Dao, Tày vốn không hề quen biết đã vượt hàng chục km đường rừng, tìm đến nhau để cùng góp sức, góp vốn “khuất phục” loài cá quý tộc để chúng sinh sôi nảy nở trên đỉnh Xà Phìn.

Hai gã "gàn" thoát nghèo bằng mô hình nuôi cá hồi trên đỉnh Xà Phìn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hai gã "gàn" thoát nghèo bằng mô hình nuôi cá hồi trên đỉnh Xà Phìn.

Sau gần 6 năm “ăn ngủ” cùng cá, giờ đây, mô hình nuôi cá hồi trên độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển của ông Đặng Văn Chạy và Nguyễn Mạnh Hùng ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) cũng đã đến ngày thu hoạch.

Đánh bạc trên sườn non

Năm nay đã 47 tuổi, nước da rám nắng, dáng người mảnh khảnh, song trông “gã” nông dân “gàn dở” dân tộc Dao Đặng Văn Chạy vẫn còn trai tráng lắm.

Bên cạnh chén trà Shan Tuyết còn hơi nóng, ông Chạy hồ hởi nói với chúng tôi về duyên cớ theo nghiệp nuôi cá hồi cũng như ý tưởng thành lập mô hình này trên đỉnh Xà Phìn.

Khởi đầu hàng chục chuyến “dò la” bằng xe máy, vượt qua hơn 300 km đường rừng gian nan và vất vả, hai “gã gàn” cứ thế cặm cụi tới Lào Cai, nơi mô hình cá hồi đang phát triển tốt, để học hỏi kinh nghiệm, “nuôi” khát vọng thoát nghèo.

Giọng nói trầm ngâm, ông Chạy chia sẻ: “Từ thông tin trên đài báo, tôi và anh Hùng tìm đến nhau, cùng bàn bạc rồi tự hỏi ‘nuôi cá hồi lợi nhuận cao, tại sao mình không thử sức?’ Đơn giản thế, rồi chúng tôi đánh liều ‘gàn dở’ một lần…”

Ông Chạy vẫn nhớ như in những ngày đầu đào ao, thả cá trên đỉnh núi, bà con trong vùng đều kháo nhau rằng ông quá bộc phát, bị gàn dở, rồi mơ tưởng hão huyền về giấc mộng làm giàu từ loài cá hồi mà cả tỉnh Hà Giang chưa một ai dám nghĩ tới.

Bỏ qua mọi dị nghị, hai “gã” vẫn tất tả bước vào công đoạn đào ao, tìm nguồn dẫn nước suối, thuê xe sang Lào Cai mua hơn 1.000 con cá giống về nuôi thử nghiệm.

Tuy nhiên, vì cá hồi chỉ sống được ở nơi nước lạnh, sạch, lại dễ mắc bệnh nấm. Bên cạnh đó, loài này đòi hỏi 100% nguồn thức ăn thu mua từ Đà Lạt, lại vận chuyển tốn kém nên để thực hiện ước mơ nuôi cá hồi trên đỉnh núi Xà Phìn cũng không mấy dễ dàng.   

“Biết là phần trăm thất bại nhiều hơn, song tôi và anh Hùng vẫn khát khao lắm. Chẳng nhẽ ở tỉnh Hà Giang lại không một ai ‘khuất phục’ đươc loài cá hồi này?,” ông Chạy đặt ra câu hỏi.

Quả quyết gắn nửa cuộc đời còn lại với công việc nuôi cá, ngày ngày hai ông dồn công sức chăm từng con cá, rồi cùng thức trắng đêm trăn trở với hy vọng: Nếu ông trời cho, cá phát triển tốt để thoát nghèo.

Sau 1 năm nuôi thử nghiệm, cá bắt đầu sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, chưa kịp giăng lưới thu hoạch, thì tai hoạ ập đến, bể nuôi cá do xây không đảm bảo nên đã vỡ bung. Vì thế, gần 1.000 con cá hồi có trọng lượng hơn 5 lạng đã trôi ra sông ra suối.

Mất trắng ngay từ lần đầu nuôi thử nghiệm, thiệt hại kinh tế lên đến vài trăm triệu đồng,  khiến hai gã nông dân “gàn” ôm nhau khóc như con trẻ. “Nuôi cá hồi khó vậy sao, chẳng nhẽ mình phải bỏ cuộc... Không, mình sẽ thành công,” ông trăn trở và lại tiếp tục cuộc hành trình vẫn còn dang dở.

“Khuất phục” loài cá quý tộc

Cuối năm 2008, sau lần nuôi thử nghiệm thất bại, ông Chạy và ông Hùng quyết định tín chấp nhà ở, vay 200 triệu đồng từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Thanh Thủy (Hà Giang) với lãi suất ưu đãi 1,2% để xây dựng hệ thống bể kiên cố. Tất cả các bể có hệ thống nước ra, vào liên tục, đảm bảo nguồn nước sạch quanh năm...

Theo ước tính của ông Chạy, tổng chi phí xây dựng bể lên đến hơn 200 triệu đồng. Khi ổn định hệ thống bể nuôi, hai ông quyết định mua tiếp 4.000 con cá hồi giống về chăm sóc.

Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi vẫn còn hạn chế nên cá cứ chết dần, chết mòn. Không nản chí, các ông lại quyết tâm mua thêm 6.000 con cá giống.

“Cứ vừa nuôi vừa đánh đường đi sang Lào Cai học kinh nghiệm nên đàn cá chết nhiều lắm. Riêng tiền cá giống đã mất 25.000/con, tiền thức ăn cho cá thì đắt đỏ với 60.000/kg, chưa kể tiền mua muối ‘tắm’ cho cá, rồi tiền thuốc phòng bệnh,” ông Chạy tần ngần kể.

Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước, ông Chạy và ông Hùng quyết định vay Ngân hàng thêm 40 triệu để thuê 2 công nhân làm việc cả ngày, trong đó có 1 công nhân kỹ thuật có 5 năm kinh nghiệm nuôi cá hồi được thuê từ Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Uống ngụm chè, rồi ông Chạy cười bảo: “Những lứa trước thất bại là do lỗi kỹ thuật. Với lại, cũng chỉ vì chúng tôi không có nhiều thời gian chăm sóc cho con cá. Còn từ ngày có cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, anh em tôi yên tâm hơn nhiều, những lứa cá mới cũng phát triển rất tốt.”

Cũng theo ông Chạy thì từ ngày nuôi loài cá quý tộc, thành công ít, thất bại nhiều. Tuy vậy, gần 6 năm nuôi cá, đến nay hai ông cũng đã thu hoạch được 5-7 lứa, trả hết nợ nần.

“Tính ra, với thu nhập từ 700-800 triệu đồng/lứa, trừ mọi chi phí, mỗi năm chúng tôi cũng lại được 300-400 triệu đồng,” ông Chạy hồ hởi khoe.

Hiện, hai ông đã có 4 bể nuôi, tương ứng 400 mét vuông với khoảng 10.000 con cá với nhiều lứa khác nhau, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo tính toán của anh Chạy thì chi phí chăm sóc, mua thức ăn, thuốc cho 10.000 con cá hồi trưởng thành đến lúc bán mất khoảng 800 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu lượng cá thu hoạch đạt từ 70 đến 80% tổng số cá thả với trọng lượng khoảng 1 kg thì lãi vẫn rất lớn.

Ông Viên Nguyên Duyến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phương Tiến đánh giá: “Nuôi cá hồi trên đỉnh Xà Phìn là một việc làm hết sức táo bạo. Bản thân anh Chạy và anh Hùng nuôi cá hồi cũng rất bộc phát, song bằng sự cố gắng và ham học hỏi nên đã gặt được thành quả đáng mừng.”

Cũng theo ông Duyến, tính đến thời điểm này Hà Giang mới chỉ có duy nhất ông Chạy và ông Hùng nuôi thành công mô hình cá hồi thoát nghèo ở trên trời Tây Côn Lĩnh. “Đây cũng là hai con người ‘gàn dở,’ nhất tỉnh mà chúng tôi đáng phải khen ngợi,” ông Duyến thật thà/.

Vietnam+
Đăng ngày 07/03/2013
Hùng Võ
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:48 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:48 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:48 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:48 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:48 29/01/2025
Some text some message..