Hải Phòng: Mô hình nuôi ếch kết hợp cá rô đầu vuông hiệu quả

Sẵn có ruộng vườn của gia đình nên từ khi lập gia đình, sinh con cái, chị Đào Thị Lương, xóm 4 Thôn Lão Phong 1, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy (Tp. Hải Phòng) đã quyết định bỏ luôn công việc kế toán đang làm, gây dựng một công việc mới vừa có thu nhập lại vừa có thời gian gần gũi, dạy dỗ kèm cặp con nhỏ-đó là về quê nuôi ếch và cá rô đầu vuông.

Hải Phòng: Mô hình nuôi ếch kết hợp cá rô đầu vuông hiệu quả
Nhà chị Lương nuôi tới đâu bán hết tới đó, thương lái phải đặt hàng từ trước

Mẹ bỉm sữa quyết tâm làm giàu

Gia đình chị Lương vốn là gia đình thuần nông, đất chân ruộng cấy lúa không hiệu quả, sản lượng không cao, nhiều khi còn bị mất mùa, sâu bệnh chuột bọ cắn phá. Năm 2014, huyện Kiến Thụy có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những diện tích cấy lúa kém hiệu quả. Hai vợ chồng chị Lương bàn bạc kỹ lưỡng rồi quyết tâm xin phép chuyển những diện tích ruộng sâu trũng đào ao thả cá rô ta đầu vuông, dùng lưới quây thành ô nuôi ếch.

nuôi ếch, mô hình nuôi ếch, nuôi ếch làm giàu, giá ếch, nông dân làm giàu

Chị Lương chia sẻ, nên cho ếch với cá rô đầu vuông ăn 2 -3 bữa/ ngày, thức ăn không để dư thừa, mất vệ sinh sẽ làm chúng nhiễm bệnh.

 Được sự động viên giúp sức của chồng, chị Lương đã cùng gia đình cải tạo 8 sào ruộng trũng. Lặn lội đi học hỏi mô hình nuôi ếch, nuôi cá từ nhiều nơi, nhiều tỉnh, thành phố. Được chia sẻ kinh nghiệm nuôi ếch, nuôi cá rô đầu vuông của nhiều người đi trước, cuối cùng chị quyết định mua con giống về nuôi đầu tư chăm sóc. Năm đó, ếch và cá rô đầu vuông sinh trưởng và phát triển tốt, lứa đầu tiên cũng thu lãi hàng chục triệu đồng.

nuôi ếch, mô hình nuôi ếch, nuôi ếch làm giàu, giá ếch, nông dân làm giàu

Cá rô đầu vuông ưa thích hoạt động vẫy vùng trên mặt nước. Chị Lương cho cá rô đầu vuông ăn nên chúng quen hơi, dạn người.

Nhận thấy việc nuôi ếch cùng với cá rô đầu vuông rất khả quan, vợ chồng chị Lương lại tiếp tục vay vốn đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài việc nuôi ếch trong lồng lưới vợ chồng chị Lương còn tận dụng sân vườn để làm bể cho ếch sinh sản. Hiện, chị Lương xây hơn 10 bể nuôi bằng xi măng để nuôi hàng trăm cặp ếch sinh sản và cho nhân giống cá rô.

Mô hình khép kín này giúp gia đình chị Lương có thêm thu nhập lại chủ động được nguồn ếch giống tại chỗ.

Trên nuôi ếch dưới nuôi cá

 Việc kết hợp nuôi ếch cùng cá rô đầu vuông không chỉ tiết kiệm được công đoạn vệ sinh cho ếch mà còn tiết kiệm được diện tích nuôi chúng. Các ô quây lưới nuôi ếch đều được kết nối bằng đường ống tháo ra 2 ao nuôi cá. Tận dụng nguồn phân thải của ếch làm thức ăn cho cá rô đầu vuông, nhờ vậy cũng giảm bớt được chi phí thức ăn cho đàn cá.

Theo chị Lương, cá rô đầu vuông còn có tác dụng làm sạch ao, chúng có sức sống mãnh liệt, ít bệnh tật. Nuôi cá rô đầu vuông, mặt ao lúc nào cũng sôi động như có mưa rào, chính hoạt động vẫy vùng trên mặt nước của cá còn có tác dụng khuếch tán môi trường nước và ôxy trong ao nên cá phát triển rất nhanh.

Chị Lương cho biết thêm: “Cả ếch và cá rô thời gian nuôi thương phẩm cũng chỉ khoảng hơn 3 tháng là được thu hoạch. Ếch và cá rô sinh sản tốt nhất là vào đầu tháng 3 kéo dài đến tháng 9, quy trình sinh sản và nuôi dưỡng cũng gần giống nhau.Thường thì ếch con sau 3 ngày sẽ nở, nhưng nếu nhiệt độ môi trường thuận lợi từ 35-36 độ C ếch sẽ nở hết trong 1 ngày...".

Theo chị Lương, bể ương nòng nọc phải được che mái lưới để giảm nhiệt độ cho ếch vào những ngày có nhiệt độ cao.Khi nòng nọc con được tầm 12 -15 ngày thì cho xuống ao, quây lưới từ dưới lên thành từng bể khoảng 10m2/ một bể sâu chừng 1m, trên mặt nước thả bè xốp để làm chỗ cho nòng nọc bám và ếch con leo lên cận sống. 

Thức ăn cho nòng nọc tốt nhất nên nấu bột với lòng đỏ trứng gà, nấu đặc rải đều trong nước cho nòng nọc ăn, tránh cho ăn thừa thức ăn vì lòng đỏ trứng có hàm lượng protein rất cao nên dễ gây sình bụng, khó tiêu đồng thời làm môi trường nước bẩn dễ sinh bệnh làm cho nòng nọc chết.

Nòng nọc rất háu ăn nên không cho ăn quá no, nhưng nếu để đói chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Vậy nên phải chia cho chúng ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ. Cứ thế nuôi đến khoảng 18- 20 ngày sẽ cho ăn cám đặc chủng. Trong suốt quá trình ương nòng nọc nên thay nước định kỳ 4 – 5 ngày một lần, mỗi lần chỉ nên thay 1/4 - 1/5 lượng nước trong bể.

Ếch thịt, cá rô đầu vuông của gia đình chị Lương không đủ cung cấp cho thị trường nên thương lái phải đặt hàng từ trước mới có. Mỗi năm vợ chồng chị Lương xuất bán ra thị trường từ 20 -30 vạn ếch giống với giá 1.000 – 1.500/ con, khoảng 15 -20 tấn ếch thương phẩm có giá 60.000/ kg, hàng tấn cá rô phi đầu vuông và giống, trừ các loại chi phí chị Lương cũng thu lãi vài trăm triệu đồng.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 08/07/2019
Thu Thủy
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 20:16 16/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 20:16 16/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 20:16 16/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:16 16/09/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 20:16 16/09/2024
Some text some message..