Hải sâm, tôm hùm, bào ngư đang ngày một suy giảm

Trong báo cáo mới đây về công tác quản lý khu bảo tồn biển, Bộ NN&PTNT cảnh báo sự suy giảm đáng lo ngại của nhiều loại thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Bào ngư
Bào ngư

Thực hiện Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, đến nay, cả nước có 11 khu bảo tồn biển. Tổng diện tích vùng biển thuộc các khu bảo tồn đã đi vào hoạt động là 133.766ha, tương ứng 0,134% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu bảo tồn biển đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Kết quả của một số đề tài nghiên cứu đã hỗ trợ khá hiệu quả cho công tác quản lý.

Hoạt động hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn biển được triển khai khá tốt trong. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động này đang có dấu hiệu chậm lại, một số mô hình đã dừng hoạt động do thiếu kinh phí để duy trì.

Đáng chú ý, tình hình tàu cá sử dụng lưới kéo, mành, ngư cụ có mắt lưới nhỏ, ngư cụ bị cấm, sử dụng chất nổ để khai thác trong và xung quanh các khu bảo tồn biển vẫn diễn ra. Lặn bắt hải sản khá thường xuyên, nhất là vào ban đêm.

Tuy nhiên, do chưa có lực lượng kiểm ngư trong khu bảo tồn, việc phối hợp của khu bảo tồn với lực lượng Biên phòng không thường xuyên nên tình hình vi phạm pháp luật vẫn diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến nguồn lợi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: Hải sâm, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, cầu gai Sọ dừa... đang ngày một suy giảm.

Cùng với đó, việc xây dựng các công trình ven biển, đảo phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế trong đó có du lịch đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái. Lượng trầm tích lớn trong quá trình xây dựng đưa vào môi trường nước đã làm suy thoái sinh thái rạn san hô ở những vùng rạn gần kề như: Vịnh Nha Trang, Phú Quốc.

Các hoạt động gây ô nhiễm như: Vứt bỏ rác thải trong sinh hoạt, chất thải rắn, rác thải nhựa từ khách du lịch, neo đậu tàu, thuyền trên các rạn san hô; các nguyên vật liệu từ lồng bè phục vụ khách du lịch bị vứt bỏ trực tiếp xuống biển sau khi không còn sử dụng… đã và đang tác động tiêu cực đối với các các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Kinh tế & Đô thị
Đăng ngày 19/12/2019
Lâm Nguyễn
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:45 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:45 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:45 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:45 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:45 01/12/2024
Some text some message..