Hải sản ế ẩm khi các ca nhiễm Covid-19 ở Hà Tĩnh liên tục tăng

Hải sản hiện là một trong những thực phẩm khó tiêu thụ nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào thời điểm này do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.

Hải sản.
ặc dù lượng hải sản đánh bắt vẫn được duy trì, tuy nhiên, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Ảnh: Việt Hùng.

Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, 5 địa phương ở Nghệ An giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh buộc phải tạm dừng nhiều hoạt động không thiết yếu, trong đó có dịch vụ ăn uống công cộng (chỉ được phép bán mang về). Việc các nhà hàng, quán ăn, quán bia... tạm dừng hoạt động khiến việc tiêu thụ thực phẩm bị đình trệ, trong đó, hải sản là một trong những mặt hàng ế ẩm nhất thời điểm này.

Tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, với hơn 600 phương tiện khai thác hải sản xa bờ và khoảng hơn 300 thuyền bè chuyên đánh ghẹ, tôm tít, mực nháy.. cung cấp nguồn hải sản phong phú ra thị trường. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, các mặt hàng hải sản ở Quỳnh Lưu luôn trong tình trạng khó tiêu thụ, ứ đọng lượng lớn. 

Nhà hàng bán hải sản
Nhiều nhà hàng, quán ăn dừng hoạt động là nguyên nhân chính dẫn đến việc hải sản bị ế ẩm. Ảnh: Q.A.

Ngư dân Nguyễn Văn Hưng ở xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) cho biết: “Thuyền tôi chuyên khai thác ở vùng lộng, chiều tối ra khơi và đến sáng ngày hôm sau về bờ.

Do khai thác gần bờ nên hải sản về tươi ngon, thương lái, chủ nhà hàng từ nhiều nơi trở về thu mua hết chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên, những ngày qua, lượng thương lái thu mua giảm dần; tàu chúng tôi hôm nay đánh được 2 tạ mực nháy, 30 kg ghẹ chỉ mới bán được khoảng 1/3 số lượng, còn lại phải mang về nuôi trữ chờ khi có khách đặt mới bán được”.

Hải sản
Nhiều nhà hàng còn tồn dư số lượng hải sản lớn sau khi tạm ngừng hoạt động. Ảnh: Q.A.

ùng chung cảnh ngộ, ngư dân Nguyễn Văn Độ ở xã Diễn Bích (Diễn Châu) chia sẻ: "Sau khi địa phương hết giãn cách xã hội, thuyền của tôi đã ra khơi trở lại, mặc dù sản lượng đánh bắt vẫn đảm bảo trên 3 tạ hải sản các loại mỗi ngày, tuy nhiên, khi thuyền trở về, hải sản bị ế ẩm nặng, buộc phải bán với giá rẻ, sau khi trừ chi phí xăng dầu, thì thuyền viên chẳng còn lãi nữa...".

Tại cảng Lạch Vạn - cảng cá lớn nhất Diễn Châu những ngày này cũng bớt cảnh chen chúc, nhộn nhịp như trước do lượng thương lái sụt giảm đột ngột.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết: "Trung bình mỗi khi tàu thuyền về bến, tại cảng có dao động trên dưới 1.000 người, tuy nhiên, 2 ngày qua chỉ từ 300 - 400 người, bao gồm cả thuyền viên, thương lái. Hải sản của bà con ngư dân cũng chỉ tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn huyện, rất ít thương lái từ các địa phương khác đổ về...".

Bán hải sản mang về
Các chủ nhà hàng hải sản hiện đang tập trung bán hết lượng hàng còn lại để nghỉ dịch. Ảnh: Q.A.

Không chỉ ngư dân gặp khó mà các tiểu thương hiện cũng đang "đau đầu" tìm cách tiêu thụ hải sản. Chị Hồ Thị Thoa ở xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) cho biết: “Thông thường, mỗi buổi sáng, vợ chồng tôi chở chuyến xe hải sản vào Vinh để nhập cho các nhà hàng, khu chợ nhưng do dịch bệnh, người dân hạn chế đi chợ mua thực phẩm, các nhà hàng cũng không hoạt động nên cuối chiều rồi mà hải sản tồn đọng rất nhiều, chúng tôi lại phải mang về".

Trước tình cảnh hải khó tiêu thụ, hiện ngư dân, thương lái và chủ các nhà hàng đang áp dụng nhiều biện pháp để có thể giải quyết được lượng lớn hải sản đang tồn dư, ứ đọng. Trong đó, việc giảm giá thành được nhiều người áp dụng. Theo khảo sát, giá hải sản hiện đã giảm mạnh so với thời điểm cuối tháng 5. Đơn cử như cá thu từ 210.000/kg xuống 160.000 đồng/kg, ghẹ loại 1 giá giảm từ 300.000 đồng/kg còn 200.000 đồng/kg... các hải sản khác cũng giảm từ 30 - 50%, tuy nhiên vẫn khó tiêu thụ.

Hải sản ứ đọng
Với việc hải sản ứ đọng lớn, việc bảo quản trong các kho đông hiện đang được nhiều cơ sở áp dụng. Ảnh: Q.A.

Song song với việc giảm giá thành, hiện các cơ sở đang chủ động nâng cấp kho đông để có thể bảo quản hải sản số lượng lớn với hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để có thể kinh doanh trở lại.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 10/06/2021
Quang An - Việt Hùng
Kinh tế

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:51 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:51 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:51 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:51 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:51 26/04/2024