Hải sản khai thác bất hợp pháp sẽ bị cảng từ chối bốc dỡ

Các cảng cá có quyền từ chối bốc dỡ hải sản khai thác bất hợp pháp, thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản để tránh việc mất thị trường xuất khẩu.

Hải sản khai thác bất hợp pháp sẽ bị cảng từ chối bốc dỡ
Cán bộ Vùng Cảnh sát biển 3 phát tờ rơi tuyên truyền vị trí, tọa độ đánh bắt thủy sản trong vùng biển Việt Nam, không sang các nước bạn khai thác hải sản, tại cảng cá Cát Lỡ, phường 11, thành phố Vũng Tàu – Ảnh: Đông Hà.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhìn nhận, vai trò quản lý hoạt động khai thác thủy sản của các cảng cá hiện nay chưa rõ nét, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Ủy ban châu Âu (EC) phạt “thẻ vàng” “rút thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam vào tháng 10 vừa qua.

Nếu không khắc phục được tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp thì sẽ bị EC “rút thẻ đỏ”,  tức hải sản Việt Nam không vào được thị trường xuất khẩu mang lại 350-400 triệu USD mỗi năm.

Nội dung trên được ông Tám đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tổ chức tại Vũng Tàu vào ngày 7/12.

Luật Thủy sản 2017 vừa được Quốc hội thông qua được cho là khắc phục những điểm yếu nói trên, theo đó, cảng cá thực hiện thống kê sản lượng thủy sản qua cảng, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định…

Đáng chú ý, cảng có quyền từ chối bốc dỡ hàng sản phẩm tại cảng đối với tàu khai thác thủy sản bất hợp pháp và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Các cảng cá cũng sẽ được tăng cường năng lực để thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản, trong đó có phần mềm kết nối và chia sẻ thông tin về tàu cá vi phạm giữa các cảng với nhau.

Hiện cả nước có 82 cảng cá đã đi vào hoạt động tại 27 tỉnh, thành phố ven biển, đạt 65% so với quy hoạch, trong đó có chín cảng đáp ứng cho tàu cá công suất tới 1.000 CV và hai cảng đáp ứng cho tàu công suất 2.000CV.

Báo Tuổi Trẻ
Đăng ngày 08/12/2017
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 18:18 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 18:18 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:18 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 18:18 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 18:18 28/04/2024