Hải Triều: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Đảng ủy, UBND xã ra nghị quyết chuyên đề về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng thủy sản. Để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển và làm giàu từ biển.

Hải Triều: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Lắp đặt thiết bị quạt nước tạo ô xy cho ao nuôi tôm công nghiệp tại gia đình anh Hoàng Đức Thiện, xóm Tây Bình, xã Hải Triều.

Đại hội nhiệm kỳ 2016-2021, Đảng bộ xã tập trung thảo luận, bàn hướng phát triển kinh tế; trọng tâm là phát triển kinh tế biển, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó lấy ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế.

Nghị quyết được quán triệt phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã để thực hiện. Xã giao cho các ban, ngành, đoàn thể chính trị chủ động đề xuất với Phòng NN và PTNT, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trạm Khuyến nông huyện… tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân. Đồng thời tổ chức cho nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất rau màu, trồng cây dược liệu và nuôi thủy sản ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Qua đó, nhiều kỹ thuật mới như trồng rau màu, nuôi thủy sản an toàn theo quy trình VietGAP; chăn nuôi an toàn sinh học được người dân tiếp nhận và áp dụng vào thực tế sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND xã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tranh thủ lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất, khoa học kỹ thuật của cả Trung ương và địa phương để hỗ trợ, khuyến khích người dân ứng dụng vào sản xuất. Nhờ đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã được lựa chọn và ứng dụng vào 3 mũi nhọn kinh tế của xã là trồng rau màu, khai thác và nuôi thủy sản. Trong đó nghề khai thác thủy sản tập trung đầu tư hoán cải, nâng cấp tàu cá; chuyển đổi từ khai thác thủ công sang bán công nghiệp với nhiều thiết bị hỗ trợ khai thác như: thiết bị định vị, thiết bị dò luồng cá; bộ đàm thông tin liên lạc tầm xa…

Do đó nghề khai thác thủy sản của xã phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, toàn xã có 65 tàu đánh bắt cá xa bờ có công suất từ 400-950CV (trong đó có 5 tàu được hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ); hơn 100 tàu thuyền khai thác gần bờ và rất nhiều thiết bị máy chuyên nghề lưới ghẹ, lưới cá bường. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nghề khai thác thủy sản của xã giảm được chi phí, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao và đặc biệt là giảm được số lượng lao động trên mỗi tàu thuyền. Trên 300 hộ chuyên khai thác thủy sản của xã đã có mức thu nhập trung bình từ trên 200 triệu đồng/năm trở lên. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2016 đạt trên 7.000 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh nghề đi biển, trong 5 năm qua, xã đã chuyển đổi được hơn 120ha ruộng muối năng suất thấp sang nuôi trồng thủy, hải sản và trồng màu. Trong tổng số 120ha diện tích nuôi các loại thủy sản tôm, cua, cá có 40ha áp dụng quy trình nuôi công nghiệp.

Đặc biệt là ngoài việc áp dụng triệt để các quy trình kỹ thuật chăm sóc con nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của các chuyên gia, các hộ nuôi thủy sản ở xã đã biết kết hợp khoa học với kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý nguồn nước ao nuôi khi thời tiết bất thuận phù hợp với điều kiện cụ thể đạt hiệu quả tốt.

Theo đó vào thời điểm có mưa lớn kéo dài, các hộ dân đồng loạt xả tràn nước ngọt trên tầng mặt và sục khí ao nuôi để tránh hiện tượng phân tầng môi trường nước. Đồng thời theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để kịp thời bổ sung các khoáng chất cần thiết cho con nuôi cũng như bổ sung men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn để đối tượng nuôi có thêm sức đề kháng chống chọi với thay đổi của môi trường, phát triển khỏe mạnh. Nhờ sự chăm sóc khoa học và tỉ mỉ nên hầu hết các ao nuôi trên địa bàn xã đều ít gặp dịch bệnh do môi trường hay thời tiết mang lại.

Năm 2016, sản lượng nuôi thủy sản của xã đạt trên 250 tấn, tăng 17,5% so với năm 2015. Tiêu biểu trong việc ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm như hộ gia đình các anh: Hoàng Đức Thiện, xóm Tây Bình; Trần Văn Thiêm, xóm Tân Thịnh.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt và nâng cao nhận thức cho người dân xã Hải Triều. Từ một xã chân sóng khó khăn về kinh tế, đến nay, tổng giá trị sản xuất của xã đạt trên 300 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng/năm.

Báo Nam Định
Đăng ngày 17/07/2017
Nông thôn

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 11:59 04/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 11:59 04/02/2025

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 11:59 04/02/2025

Tổng hợp 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất mà bạn nên biết

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp sinh động cho không gian sống mà còn giúp thư giãn hiệu quả, xua tan những căng thẳng trong cuộc sống bận rộn hiện đại. Đối với người mới, việc chọn loài cá cảnh phù hợp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu thú vui này. Dưới đây là 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất, vừa khỏe mạnh, vừa dễ chăm sóc, giúp bạn tạo nên một bể cá ấn tượng và đẹp mắt.

Các loài cá cảnh
• 11:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 11:59 04/02/2025
Some text some message..