Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

Vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn

đồng khô
Đồng khô, cỏ cháy, đẩy người dân đối phó với điều kiện sản xuất bất lợi (Ảnh Thanh Tùng).

Trong các bài viết trước chúng tôi đã đề cập tới tình hình hạn, mặn diễn biến bất lợi và một số nguyên nhân mà các chuyên gia, nhà khoa học đã nhận định.

Trước thực tế nguy cấp này, vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn. Từ đó, phá hỏng thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt của ĐBSCL và tạo ra những hậu quả khôn lường.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sâu những giải pháp đặt ra từ góc độ địa phương và trung ương trong phòng chống hạn, mặn.

Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết trước đây mặn chỉ xâm nhập sớm từ biển Tây. Còn năm nay mặn vào cả từ biển Đông. Ở thị xã Ngã Bảy, trong dịp Tết vừa qua, độ mặn tại sông đo được là 2%, chưa từng có trong lịch sử. Mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng và đến sớm hơn 1 tháng, hậu quả làm cho khoảng 400 ha diện tích lúa bị mất trắng; đồng thời tiếp tục đe dọa cả vườn cây ăn trái và cây mía.

kenh noi dong
Kênh nội đồng vùng Gò Công bị cạn đáy (Ảnh Nhật Trường).

Theo ông Trần Công Chánh, nếu chỉ hạn hán xảy ra còn dễ đối phó, bởi sau đó có khi có nguồn nước là có thể khôi phục sản xuất. Còn khi mặn đã xâm nhập thì 10 năm sau kinh tế không phát triển được bởi những tác động xấu đến môi trường, đất đai. “Chúng tôi đã có chỉ đạo các giải pháp đồng bộ. Thường trực tỉnh ủy đã có một chỉ thị trên cơ sở quán triệt Chỉ thị 04 của Chính phủ và của Bộ NN và PTNT. Chúng tôi ra chỉ thị, tổ chức thực hiện ngay các giải pháp đồng bộ để phòng chống hạn, mặn. Chứ chờ họp để ra chỉ thị nữa thì không kịp.

Tại tỉnh Kiên Giang, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nêu rõ, nhiều địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân chủ động hiểu được tác hại của hạn hán, xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó cơ cấu lại sản xuất, sử dụng nước tiết kiệm, bố trí lịch thời vụ cho hợp lý. Tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp sớm vận hành hệ thống cống ven biển Tây; đắp khoảng 80 đập ngăn mặn thời vụ ở các địa phương. Bên cạnh đó, sớm triển khai các công trình ngăn mặn; theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn, triều cường để chủ động lấy nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Về lâu dài, ông Mai Anh Nhịn kiến nghị: “Chính phủ, các ngành hữu quan cần nghiên cứu, xem xét mở rộng các nội dung chi tiết của các chương trình phòng chống thiên tai để địa phương mạnh dạn, chủ động trong việc sử dụng nguồn kinh phí này. Đồng thời, cần có chương trình dài hạn để ứng phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp”.

Trước diễn biến phức tạp của hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai nhấn mạnh phải xem tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở ĐBSCL hiện nay là một trong những thiên tai ở cấp độ 1, 2. Từ đó xác định trách nhiệm phòng, chống chủ yếu do các địa phương thực hiện và các cơ quan trung ương hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, đây là trận thiên tai nghiêm trọng trong vòng 100 năm qua. Đợt hạn, mặn lần này, người dân và chính quyền các địa phương phải đối mặt suốt 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Vì thế, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng các giải pháp lâu dài là hết sức quan trọng. Trong đó, đề nghị các địa phương củng cố Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai theo đúng luật; đồng thời có phân công cụ thể và có sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp.

“Trong chỉ đạo, lấy phương châm phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính. Chính quyền các cấp phải có kế hoạch cụ thể từ nay đến hết tháng 6 để ứng phó với hạn, mặn, nhất là về sản xuất, về cấp nước sinh hoạt cho người, gia súc, cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Tôi quan ngại nhất không chỉ bảo vệ lúa đông xuân còn 1 triệu ha trên đồng mà theo truyền thống nếu thu hoạch xong đông xuân mà xuống giống ngay hè thu mà không biết rằng tháng 3 mặn sẽ sâu hơn, nặng hơn thì lúa hè thu sẽ thất bại. Không chỉ lúa, ngay cả tôm nuôi xuống giống cũng sẽ thất bại”.

tap trung doi pho han
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương ĐBSCL dừng các cuộc họp chưa thật sự cấp bách, tập trung đối phó với hạn, mặn xâm nhập.

Tại hội nghị Phòng chống hạn mặn, xâm nhập các tỉnh ĐBSCL diễn ra mới đây tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tình hình mực nước thấp dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn ra nghiêm trọng, là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, cung cấp nước sinh hoạt của vùng.

Chính vì thế, vấn đề đặt ra đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần nhận thức đầy đủ về tình hình nghiêm trọng hiện nay để chủ động đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Bên cạnh đó, có bước đi, lộ trình và tầm nhìn dài hạn để xử lý vấn đề như tăng vốn đầu tư; sử dụng ngân sách hiệu quả, kịp thời cho công cuộc chống thiên tai đặc biệt. Mặt khác, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia của toàn bộ nhân dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu "các bộ, ngành, địa phương có nhận thức đúng đắn về sự nghiêm trọng của hạn hán, xâm nhập mặn. Coi phòng chống thiên tai là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để có chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài; dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho ngăn mặn xâm nhập. Các địa phương tập trung chăm lo đời sống cho nhân dân với phương châm không để người dân đói, thiếu nước, dịch bệnh do hạn hán. Các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn  như nạo vét kênh mương, theo dõi diễn biến nguồn nước, vận hành, điều tiết công trình thủy lợi, ngăn mặn”.

Hạn và mặn ở ĐBSCL hiện nay được xác định là thiên tai, trăm năm mới có một lần. Thiên tai lần này được nhận định nghiêm trọng, kéo dài đến giữa năm nên cần tập trung mọi nỗ lực để ứng phó. Vấn đề đặt ra theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là các địa phương, bộ ngành và nhân dân cần bình tĩnh để có những giải pháp thích ứng trong ngắn hạn kết hợp với những bước đi lâu dài như xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, rà soát điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi./.                              

VOV, 21/02/2016
Đăng ngày 24/02/2016
Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 22:38 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 22:38 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 22:38 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 22:38 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 22:38 20/11/2024
Some text some message..