Hàng chục năm dùng nước nhiễm mặn

Gần 10 năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam phải sống trong cảnh thiếu thốn nước sạch, dùng nước nhiễm mặn.

giếng nước nhiễm mặn
Giếng nước ở xã Bình Nam bị nhiễm mặn nhiều năm nay

Nguồn nước ngầm nơi đây đã bị nhiễm mặn, nhiễm phèn rất nặng. Nhiều hộ dân ở đây do không chịu nổi cảnh thiếu nước sạch đành chuyển nhà đến nơi khác sinh sống.

“Giếng khoan sâu hàng chục mét nhưng nước bị nhiễm mặn lẫn mùi hôi rất khó chịu. Nước này chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ chứ không dám uống vì sợ bệnh tật. Sáng nào tôi cũng phải tranh thủ đi hàng cây số để gánh nước sạch về dùng” - bà Phạm Thị Hồng, ngụ thôn Vịnh Giang, xã Bình Nam, than phiền.

Theo ông Phạm Văn Truyền, Trưởng thôn Vịnh Giang, cả thôn có gần 20 giếng đào nhưng nay chỉ còn 3-4 giếng là chưa bị nhiễm mặn. Hộ dân nào có giếng chưa bị nhiễm mặn thì được các hộ dân khác đến xin về dùng nhưng giếng ở đây cũng rất ít nước. “Cuộc sống khó khăn, nguồn nước sạch bị thiếu hụt trầm trọng đã khiến hàng chục hộ dân trong thôn dọn nhà đi nơi khác” - ông Truyền lo lắng.

Nằm kề thôn Vịnh Giang là thôn Phương Tân cũng là địa phương có tới hàng trăm hộ dân phải xài nước ngầm nhiễm mặn. Theo thống kê, gần 90% giếng nước tại 2 thôn trên đều trong tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn rất nặng.

Người dân nơi đây phản ánh trước kia, nguồn nước ngầm rất bảo đảm và chỉ nhiễm mặn sau khi có phong trào nuôi tôm nước lợ tự phát trên cát gần 10 năm qua. Hiện 2 thôn Vịnh Giang và Phương Tân có gần 100 hộ nuôi tôm trên cát bằng việc hút nước mặn ngoài biển đưa vào ao.

Trước những bức xúc của người dân về tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặn, ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Bình Nam, vẫn cho rằng: “Chưa đáng lo ngại”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Vũ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình, cho biết vấn đề nguồn nước bị nhiễm mặn ở các thôn ven biển của xã Bình Nam đã được UBND huyện kiến nghị lên cấp trên trong thời gian qua. Do chưa tìm được nguồn kinh phí để khảo sát, xây dựng công trình nước sạch nên chưa thể thực hiện được ngay mà phải đưa vào kế hoạch trung hạn (2014-2020).

Người lao động, 12/11/2015
Đăng ngày 14/11/2015
Bài và ảnh: Vĩnh Quyên
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 00:06 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 00:06 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 00:06 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 00:06 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 00:06 20/12/2024
Some text some message..