Hàng chục người cầm mã tấu đi cướp sò huyết giống ở miền Tây

Nghề nuôi sò huyết và nghêu giống mang lại lợi nhuận cao. Song song với sự phát triển của nghề này thì nạn cướp nghêu và sò huyết cũng diễn ra rất phức tạp.

sò huyết
Anh Giang đang tận thu sò huyết giống còn sót lại sau khi bị nhóm người lạ mặt cướp. Ảnh: Phúc Hưng

Từ đầu tháng 7, từ 9h đến 11h hàng đêm, có hơn 40 người chạy vỏ máy (ghe thông dụng ở địa phương) trang bị đèn pin, vợt, máy hút vào khu vực nuôi sò huyết giống của người dân ở xã Lâm Hải (huyện Năm Căn) ngang nhiên cắt lưới, xông vào khai thác. "Họ mang theo mã tấu, chĩa nhọn nên chúng tôi không dám chống trả", ông Nguyễn Minh Có, một trong những hộ dân bị cướp sò huyết, cho biết.

Hàng đêm, hơn 40 người cầm mã tấu kéo đến khai thác sò huyết giống của người dân ở khu vực bãi bồi huyện Năm Căn, Cà Mau.

Tối 3/7, anh Nguyễn Thanh Tùng, bảo vệ khu vực nuôi sò huyết giống, cùng một người bạn ở chòi canh thì có 4 thanh niên lạ mặt cầm mã tấu đi trên vỏ máy áp sát. Anh Tùng và bạn dùng gậy gỗ kháng cự quyết liệt, khiến những kẻ này không lên được chòi.

  "Ít phút sau, họ huy động hơn 10 vỏ máy chở theo nhiều người đến dọa dùng bom xăng đốt chòi, ép chúng tôi chỉ khu vực nuôi sò. Sợ nguy hiểm đến tính mạng nên tôi phải chỉ điểm có sò huyết giống cho họ khai thác", anh Tùng kể.

Bãi bồi sò huyết bị cướp rộng khoảng 100 ha (diện tích mặt nước), được ông Nguyễn Tấn Vĩnh cùng nhiều hộ dân khác thuê của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau từ đầu năm nay. Theo hợp đồng, chủ bãi bồi có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho các hộ dân, đồng thời được hưởng 5% tổng sản lượng sò huyết sau thu hoạch.

"Mọi người vay tiền ngân hàng, mượn thêm bên ngoài góp vốn được hơn 5 tỷ đồng mua sò huyết giống thả nuôi từ đầu tháng 3. Hiện sò đã đạt trọng lượng từ 500 - 1.200 con một kg, chuẩn bị di dời ra khu vực nuôi thương phẩm, thì bị nhóm người lạ mặt đến cướp", ông Vĩnh cho biết.

Theo các hộ dân, tổng số sò huyết giống bị nhóm người khai thác trái phép trong những ngày qua khoảng 15 tấn, tương đương 3 tỷ đồng. "Thấy nhóm người kia cướp trắng trợn tài sản của mình mà chúng tôi không biết làm gì. Hiện chúng tôi đã gửi đơn cầu cứu đến lãnh đạo Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và công an địa phương", ông Lê Văn Tươi, người đầu tư hơn 2 tỷ đồng, nói.

Ông Lý Hồng Thao - Phó giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cho rằng, do khu vực nuôi quá lớn, trong khi lực lượng bảo vệ ít nên rất khó quản lý. "Chúng tôi đã làm việc với Công an xã Lâm Hải và Công an huyện Năm Căn để tìm phương án giúp các hộ nuôi trong việc bảo vệ tài sản", ông Thao cho hay.

Đại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đã tiếp nhận thông tin các hộ dân trình báo và đã chỉ đạo Công an huyện Năm Căn rà soát, nắm bắt tình hình báo về tỉnh để có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng cướp sò huyết của nông dân.

Nghề nuôi sò huyết và nghêu giống xuất hiện ngày càng nhiều ở các tỉnh ven biển miền Tây, vì mang lại lợi nhuận cao. Song song với sự phát triển của nghề này thì nạn cướp nghêu và sò huyết cũng diễn ra rất phức tạp, từng là điểm nóng ở Cà Mau và Bạc Liêu. Năm 2011, hàng nghìn người đã đổ xô đi cướp nghêu của các hợp tác xã ở huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Vnexpress, 07/07/2016
Đăng ngày 07/07/2016
Phúc Hưng
Nông thôn

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:10 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:10 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:10 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:10 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:10 29/03/2024