Hàng ngàn hecta cho thuê nuôi ngao: Ngân sách chưa thu được một đồng

Hàng loạt những bất ổn xảy ra trên vùng bãi triều, cửa biển Hải Phòng liên quan đến mâu thuẫn, tranh chấp tại các bãi triều nuôi ngao và khu vực mặt nước cửa sông, ven biển Hải Phòng.

bãi nghêu
Hàng nghìn hecta nuôi ngao tại Hải Phòng được chính quyền các phường, xã cho thuê, nhưng ngân sách nhà nước không thu được đồng nào. Ảnh: V.H

Với khoảng 4.000ha bãi bồi ven biển được người dân nuôi ngao nhiều năm qua, nhưng thật lạ lùng là ngân sách nhà nước không thu được một đồng nào từ việc cho thuê mặt nước. Hàng chục tỉ đồng ngân sách đến từ việc cho thuê bãi triều đã bị thất thu suốt nhiều năm.

Ngăn chặn bảo kê - bắt cóc bỏ đĩa

Quá trình tìm hiểu, viết loạt bài “Cắm cọc bảo kê, bắt ngư dân nộp tô” và “Các bãi nuôi ngao tại Hải Phòng” cho thấy: Những ngư dân đánh bắt truyền thống vốn trước đây được tự do khai thác thì nay các ngư trường ven bờ đều “có chủ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn các quận, huyện như Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến Thụy đã liên tiếp xảy ra hàng chục vụ mâu thuẫn từ cố tình đâm va tàu tới bắt giữ người trái phép, rồi sử dụng vũ khí nóng, đánh người gây thương tích…

Sau loạt bài viết của Lao Động, các quận, huyện Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến Thụy vào cuộc phối hợp với biên phòng yêu cầu các cá nhân nhổ bỏ các hàng cọc “lãnh địa”; Công an Hải Phòng đã lập 2 chuyên án, bắt 4 đối tượng chuyên sử dụng vũ khí bảo kê. Tuy vậy những hành động quyết liệt này vẫn “bắt cóc bỏ đĩa” vì ngăn chỗ này, bảo kê lại xuất hiện ở nơi khác.

Nguồn thu ngân sách lớn bị bỏ qua

Theo thống kê sơ bộ của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng thì tại Hải Phòng hiện có khoảng 4.000ha bãi triều thuộc 6 quận, huyện ven biển là Cát Hải, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Dương Kinh, Tiên Lãng và Hải An. Chỉ trong một thời gian ngắn từ một vài hộ nuôi ngao tự phát, tới nay trên địa bàn các quận, huyện này đã có hàng trăm hộ cắm vây, bãi nuôi ngao với tốc độ nhanh tới khó kiểm soát. Ví dụ huyện Kiến Thụy năm 2011 chỉ có một vài hộ nuôi ngao tự phát với diện tích vài chục hecta thì tới nay đã có tới 37 hộ cắm vây bãi với diện tích lên đến hơn 500ha. Tương tự, quận Đồ Sơn có 13 hộ nuôi ngao trên diện tích 140ha.

Hiện tại hầu hết các bãi triều trên địa bàn Hải Phòng đều “có chủ” cắm cọc, nuôi ngao và nhiều loại thủy-hải sản. Một diện tích mặt nước khổng lồ lên đến hơn 4.000ha được khai thác suốt nhiều năm qua được thực hiện theo hình thức hợp đồng “chui” với chính quyền các địa phương. Theo quy định của pháp luật, việc cho cá nhân thuê mặt nước thuộc thẩm quyền cấp quận, huyện, còn cho tổ chức thuê phải thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tất cả diện tích nuôi ngao tính tới thời điểm này đều được chính quyền các xã, phường ký hợp đồng.

Ông Hoàng Xuân Minh - Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn - thừa nhận: Việc chính quyền cấp xã, phường ký hợp đồng cho thuê mặt nước là trái thẩm quyền và ngân sách nhà nước trong mấy năm qua không được nhận một đồng nào từ việc cho thuê mặt nước.

Tương tự, ông Phạm Văn Thép - Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy - khẳng định: Nếu thực hiện việc cho thuê mặt nước, tính trung bình mỗi năm huyện sẽ thu được khoảng 2,5 tỉ đồng từ việc cho thuê diện tích này.

Chỉ cần làm một phép tính sơ bộ, nếu 1ha mặt nước được cho thuê với giá “rẻ” là 5 triệu đồng/ha, vậy hơn 4.000ha mặt nước, ngân sách TP.Hải Phòng sẽ thu được gần 20 tỉ đồng/năm. Vậy mà suốt nhiều năm qua, Hải Phòng bỏ qua nguồn thu ngân sách này.

Quận, huyện sốt ruột, thành phố dửng dưng

Các quận, huyện có bãi triều ven biển đều rất sốt sắng đề xuất các phương án quản lý bãi triều ven biển nhằm ổn định an ninh trật tự và địa phương cũng có nguồn thu từ cho thuê mặt nước. Tuy vậy, suốt mấy năm qua việc quy hoạch vẫn giậm chân tại chỗ vì vướng cơ chế. Ông Hoàng Đình Dũng - Trưởng phòng Kinh tế quận Đồ Sơn - thẳng thắn: “Chúng tôi đã đề xuất với thành phố rất nhiều lần về công tác quản lý khu vực mặt nước nhưng địa phương vẫn phải chờ vì thực tế chính quyền quận chẳng biết mình được quản lý đến đâu?”.

Tới thời điểm hiện tại có một thực tế là các quận, huyện, xã, phường có địa giới hành chính giáp ranh nhau ở khu vực mặt nước như sông, lạch, cửa biển đều chưa phân địa giới hành chính rõ ràng mà chỉ ước lượng mình quản lý vùng mặt nước. UBND TP.Hải Phòng đã có văn bản giao cho Sở Nội vụ tiến hành rà soát, tham mưu với TP việc phân giới cắm mốc địa giới hành chính trên khu vực mặt nước, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thực hiện được. Các sở Tài nguyên Môi trường, NNPTNT được giao nhiệm vụ quy hoạch khu vực khai thác mặt nước nhưng cũng chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi.

Trong bối cảnh nhiều địa phương tại Hải Phòng luôn than vãn khó khăn về ngân sách, thì TP.Hải Phòng lại đang dửng dưng trước nguồn thu lớn này.

Lao Động, 08/12/2015
Đăng ngày 09/12/2015
Việt Hòa
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:08 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 19:08 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 19:08 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 19:08 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 19:08 29/11/2024
Some text some message..