Hàng thủy sản Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Quảng Châu, Trung Quốc

Nhiều doanh nghiệp, thương nhân tại tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã kết nối, giao dịch và bày tỏ nguyện vọng muốn mua hàng thủy sản của Việt Nam.

thủy sản xuất khẩu
Nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam từ Quảng Châu là khá lớn. Ảnh: adoproducciones.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, lây lan rộng tại nhiều tỉnh, thành phố, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cũng như: Khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa của Việt Nam thì đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Thông tin này được ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đưa ra trong phiên giao thương thủy sản Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Châu) do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Quảng Châu, Thương hội Thủy sản Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức.

Đây tiếp tục là hoạt động trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam bộ và Tây Nguyên 2021 do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện trong 3 ngày 6, 9 và 10/8 theo hình thức trực tuyến.

Phiên giao thương đã thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Các doanh nghiệp đã giới thiệu tới các nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu các sản phẩm tôm, cua, cá tươi, đông lạnh, chế biến chất lượng cao của Việt Nam. Ngoài ra, còn có hơn 30 công ty thủy sản Việt Nam khác cùng dự để nắm thông tin nhu cầu thị trường.

hội nghị trực tuyến
Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam bộ và Tây Nguyên 2021. Ảnh: Đảng Cộng sản Việt Nam

Ông Lê Hoàng Tài cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và thị trường Quảng Châu (Trung Quốc) nói riêng gặp nhiều khó khăn. Hầu hết hoạt động xúc tiến tương mại truyền thống theo kế hoạch đã bị hủy hoặc hoãn.

Trước đó, tháng 11/2020, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động kiểm soát hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại những thành phố đầu mối thương mại vì dịch Covid-19. Theo đó, tất cả sản phẩm thực phẩm đông lạnh khi vào Trung Quốc phải đầy đủ 4 loại giấy chứng nhận mới được đưa ra thị trường tiêu thụ.

“Trong bối cảnh này, Cục Xúc tiến thương mại đã sử dụng các nền tảng công nghệ, mạng xã hội như Facebook, Viber, Zalo... để tạo sự kết nối thường xuyên, nhanh chóng giữa các bên”, Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lê Hoàng Tài, thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã trao đổi, kết nối với hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; kết nối với các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước. Đồng thời, kết nối các doanh nghiệp cung ứng, xuất khẩu, các nhà cung cấp dịch vụ thương mại, xuất khấu; tổng hợp dữ liệu về thông tin mặt hàng xuất khẩu cung cấp cho các Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài…

Không chỉ vậy, Cục Xúc tiến thương mại còn thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu từ các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp cho hiệp hội ngành hàng, địa phương, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua mạng lưới kết nối này, nhiều doanh nghiệp trên khắp cả nước được hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu.

kiểm tra thủy sản
Do COVID-19, Trung Quốc siết chặt nhập khẩu gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản. Ảnh: Vietnam Plus.

Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài kỳ vọng, thông qua phiên giao thương này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về tình hình thị trường, nhu cầu, yêu cầu của thị trường Quảng Châu, Trung Quốc. Từ đó, tiếp cận, giới thiệu với các nhà nhập khẩu Quảng Châu những tiềm năng, thế mạnh của hàng thủy sản Việt Nam, kết nối các cơ hội hợp tác kinh doanh triển vọng trong tương lai.

Ngay sau phần khai mạc của Phó Cục trưởng Lê Hoàng Tài, các doanh nghiệp thủy sản hai bên đã bước vào phiên giao thương chính để tìm hiểu về tình hình thị trường cũng như nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của các bên.

Trong phiên giao thương, các doanh nghiệp Quảng Châu đưa ra nhu cầu cần mua các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam như: tôm hùm nhỏ, tôm hùm xanh nhỏ, tôm sú, nhân tôm sú, nhân tôm hùm, tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ (chín/ sống); nhân tôm thẻ chân trắng, đuôi tôm là các loại cá basa, cá mực khô, cá ngừ Việt Nam; cua xanh, cua gạch; mực, bạch tuộc; các sản phẩm thủy sản như da cá, bóng cá, hải sâm.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, sau khi thương thảo, đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam, số lượng đặt mua của các nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu khá lớn. Trung bình mỗi công ty Quảng Châu cần mua từ 4-5 container thủy sản mỗi tuần để phân phối cho thị trường Quảng Châu và các thị trường ngoại vùng khác tại Trung Quốc.

Với nhu cầu khá lớn từ các nhà nhập khẩu Quảng Châu, bà Nguyễn Thị Thu Thủy khẳng định: phía Việt Nam có nhiều doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ như: Công ty Vĩnh Hoàn, Anh Khoa, Mega A, Baria Group, Đại Thành, Godaco, Hùng Hậu, IDI, Lê Thành, Gò Đàng… đều sẵn sàng khả năng đáp ứng các đơn hàng của Trung Quốc.


Mặt hàng cá tra, cá basa khi gom đơn hàng lớn có sức cạnh tranh tại Trung Quốc. Ảnh: VietnamBiz

Riêng đối với mặt hàng cá basa, Thương hội Thủy sản Quảng Châu đề nghị các doanh nghiệp Quảng Châu gom thành một đơn hàng lớn đặt hàng với phía Việt Nam để được giá cạnh tranh do thị trường cá basa tại Trung Quốc có sự cạnh tranh rất lớn.

Ngoài phục vụ thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Quảng Châu còn có nhu cầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản. Một số doanh nghiệp Trung Quốc có yêu cầu chất lượng thủy sản cao cấp, đủ tiêu chuẩn vào EU và có doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đáp ứng được.

Cũng trong khuôn khổ phiên giao thương, doanh nghiệp Trung Quốc cũng đề nghị Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ, tư vấn các thủ tục thành lập Chi nhánh tại Việt Nam để thu mua thủy sản Việt Nam.

Tiếp nối những thành công từ phiên giao thương thủy sản Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Châu), cũng trong ngày 10/8, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ hơn 30 nghiệp thủy sản Việt Nam giao thương trực tuyến với đối tác nhập khẩu thủy sản lớn của Rumania (AFPICE), các hệ thống phân phối của Tập đoàn Á Châu (Thụy Sỹ), Tập đoàn Tamda (Cộng hòa Séc).

Trong phiên giao thương này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã giới thiệu đến các đối tác, các nhà nhập khẩu thủy sản rất nhiều mặt hàng có chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu nhập khẩu của khách nước ngoài.

Bộ Công Thương
Đăng ngày 11/08/2021
Chu An
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:51 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:51 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:51 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:51 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:51 16/11/2024
Some text some message..