Hàng trăm người dân “ngộp thở” bên cảng cá ô nhiễm

Đã hơn 5 năm nay, hàng trăm hộ dân xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) phải sống chung với ô nhiễm do hệ thống xử lý nước thải của làng nghề chế biến hải sản không đạt chuẩn.

Khu xử lý nước thải sơ sài, bốc mùi hôi thối
Khu xử lý nước thải sơ sài, bốc mùi hôi thối

Mặc dù chính quyền từ xã đến huyện đều biết tình trạng ô nhiễm của cảng cá song chưa có giải pháp xử lý triệt để, gây bức xúc cho người dân.

Sống chung với ô nhiễm

Xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu là xã vùng biển với nhiều tiềm năng đánh bắt, chế biến thủy, hải sản lớn. Nơi đây có Cảng cá Lạch Vạn - cảng là nơi lên bến của hơn 75% sản lượng khai thác hải sản của huyện Diễn Châu. Số tàu thuyền thường xuyên ra vào bến với gần 500 chiếc, mỗi ngày có khoảng 200 tấn cá vào cảng. Qua tìm hiểu, hầu hết các cơ sở sản xuất và chế biến thủy, hải sản đều phát triển theo hướng làng nghề tự phát, manh mún, không có quy hoạch, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình là chính. Các hộ kinh doanh chỉ chú trọng lợi nhuận, không quan tâm đến khâu xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Điều đáng nói là ngay trong khu dân cư sinh sống lại hình thành nên nhà máy chế biến bột cá của Công ty TNHH MTV Trung Trinh, mà theo người dân là không nằm trong quy hoạch của khu chế biến hải sản. 

Theo quy hoạch ban đầu Cảng cá Lạch Vạn thì vị trí hiện nay của Nhà máy chế biến bột cá của Công ty TNHH MTV Trung Trinh là xưởng chế biến đông lạnh, nhưng sau khi thực hiện thu mua hải sản một thời gian thì tại đây lại mọc lên Nhà máy chế biến bột cá.

Đi vào các cơ sở sản xuất và chế biến thủy, hải sản, hai bên đường phủ kín xác thủy sản sau khi phân hủy. Mùi tanh nồng tới mức đeo tới hai chiếc khẩu trang vẫn thấy khó chịu. Xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc có 382 hộ với hơn 1.900 nhân khẩu đang là nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng do thứ mùi đặc trưng này. Khi biết có PV về tìm hiểu, nhiều người đã tìm đến để trình bày bức xúc của mình.

Người dân ở đây cho biết, trẻ em trong làng thường xuyên bị viêm phổi, đau ốm, nhập viện thường xuyên và ảnh hưởng học tập. Nhiều hộ gia đình phải chọn biện pháp bất khả kháng là đưa trẻ con đi gửi ở chỗ khác để… lánh nạn ô nhiễm. Ông Nguyễn Đức Đồng, xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc bức xúc nói: “Người ta xây bể lọc không có đáy lót bên dưới mà chỉ có đất không. Khi mưa xuống, nước ngấm ảnh hưởng đến khu vực giếng của chúng tôi, làm cho chúng tôi không có nước sinh hoạt”.

Người dân bức xúc trước cảng cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Người dân bức xúc trước cảng cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Còn gia đình anh Lê Văn Trung, xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc cách khu vực cảng cá 500m nhưng hằng ngày gia đình anh đều phải đóng cửa kín mít vì mùi khó chịu nồng nặc từ cảng cá bay tới. Anh Trung cho biết: “Người ta sản xuất rồi tập trung nước thải xả xuông sông không qua xử lý. Ngày nắng cũng như mưa mùi hôi thối, khó bụi bốc lên nồng nặc. Chúng tôi ở đây không thể chịu được, ai đi qua khu vực này cũng phải nhắm mắt và bịt khẩu trang”.

Ông Nguyễn Trung Thành - xóm trưởng xóm Đông Lộc - cho biết: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn là xuất phát từ quá trình chế biến hải sản của cả doanh nghiệp và người dân tại xóm Đông Lộc. Mỗi khi có gió nồm (gió biển) thổi lên thì mùi hôi thối lan tỏa rất nhiều trong không khí.

Chưa có giải pháp triệt để?

Người dân ở khu vực cảng cá cho biết, trong các cuộc tiếp xúc với ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp, cử tri cũng đã có ý kiến song vẫn chưa thấy có biện pháp khắc phục.

Nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản trong cảng cá chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường

Nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản trong cảng cá chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường

Được biết, năm 2008, UBND huyện Diễn Châu đã phê duyệt, thành lập làng nghề chế biến hải sản tại đây với quy mô 2,16ha.Cùng với việc thành lập khu chế biến hải sản, UBND xã Diễn Ngọc còn được Nhà nước hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Theo đề án xây dựng, công trình này thực chất là hệ thống chứa nước thải đã qua xử lý của các cơ sở chế biến hải sản với diện tích hơn 400m2, không nắp đậy, đáy bể không được phủ bê tông.

Nhưng thực tế những năm gần đây hệ thống này không hề có tác dụng, nước thải ngấm xuống đáy bể vào lòng đất gây ô nhiễm cho nguồn nước sinh hoạt của người dân. Còn bể chứa thì trở thành ao tù nước đọng sủi bọt, nổi bong bóng bốc mùi hôi thối. Ngoài mùi hôi thối bay xa cả hàng km và chất thải tuôn xuống lạch thì hàng trăm hộ dân còn phải sống chung với bụi, khói ô nhiễm mỗi khi nhà máy hoạt động. 

Nước thải qua cống xả thải chưa xử lý đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu

Nước thải qua cống xả thải chưa xử lý đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu

Trước những bức xúc của người dân, một hệ thống ống dẫn nước thải chui đã được xây dựng thông qua cống ngầm, chôn sâu dưới đất, dẫn nước thải ra cửa sông Lạch Vạn, Diễn Ngọc. Tuy nhiên, khi chúng tôi đứng từ trên nhìn xuống, nơi miệng cống xả thải vẫn cuộn lên vùng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối rất khó chịu.

Trao đổi với PV, ông Ngô Đình Tiu, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Diễn Châu, thừa nhận, xí nghiệp chế biến bột cá đã làm ảnh hưởng đến môi trường của xã Diễn Ngọc và các vùng xung quanh.

“Vấn đề ô nhiễm môi trường đã có từ lâu, nhưng từ năm 2010 lại đây thì huyện đã có những biện pháp quyết liệt và làm việc với các ban ngành liên quan để có những giải pháp giải quyết như: xử lý rác thải tập trung, giao cho cảng cá kiểm tra lại việc cho các doanh nghiệp thuê đất trong quy hoạch cảng. Còn ô nhiễm về mùi từ các xí nghiệp thì vừa qua chúng tôi cũng đã đề nghị Sở KH&MT ra kiểm tra để chuyển địa điểm hoặc làm lại quy trình từ đầu”, ông Tiu nói. Cũng theo ông Tiu thì cũng chỉ mức hạn chế ô nhiễm môi trường chứ “không ô nhiễm là không thể vì liên quan đến cảng cá sản xuất 200 tấn/ngày”.

Theo báo cáo “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn và đề xuất các giải pháp xử lý” do Ban Quản lý Dự án FSPS II Nghệ An (Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản) thực hiện vào tháng 12/2011 thì các nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm tại Cảng cá Lạch Vạn là do hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa đạt các tiêu chí đề ra trong QCVN 02-12:2009/BNNPTNT - Cảng cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước những vấn đề ô nhiễm từ cảng cá Lạch Vạn hàng trăm hộ dân ở xã Diễn Ngọc, đề nghị tỉnh UBND tỉnh Nghệ An và UBND huyện Diễn Châu sớm vào cuộc và có giải pháp triệt để để người dân không phải chịu đựng thêm sự ô nhiễm nguồn nước và không khí nặng nề như hiện nay.

Dân Trí
Đăng ngày 13/11/2012
Uyên Phong - Lany Nguyễn
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:00 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:00 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:00 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:00 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:00 17/02/2025
Some text some message..