Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

Sau những đợt mưa lũ vừa qua, hàng trăm tấn thủy sản của người nuôi xã Kỳ Hà (TX. Kỳ Anh - Hà Tĩnh) lần lượt bị chết, hư hỏng nặng, mức độ thiệt hại lên đến hơn 80%.

Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng
Sau đợt mưa lũ vừa qua, hơn 8 vạn con hàu giống của gia đình anh Dương đã bị chết hàng loạt.

Thời gian gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản của hơn 20 hộ dân vùng ven các con sông ở xã Kỳ Hà (TX. Kỳ Anh - Hà Tĩnh) phát triển mạnh. Các hộ dân mạnh dạn đầu tư lồng bè, đưa các giống mới như cá chẽm, cá chim trắng, hàu đại dương, vẹm xanh… vào nuôi trồng, phát triển kinh tế. Nhiều hộ nhờ đó mà thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Năm 2019, các hộ dân cũng mạnh dạn đầu tư kinh phí để bắt đầu mùa vụ mới, nhưng những trận mưa lớn vừa qua đã khiến hàng trăm tấn thủy sản bị chết, hư hại.

Theo lời kể của người dân, những ngày qua, sau mưa lũ nhiều con vẹm, hàu có hiện tượng há miệng (đã chết), tình trạng nhanh chóng lan rộng.

Anh Trần Dương (thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà), một người nuôi thủy sản chia sẻ: "Mới đây, tôi mua hơn 8 vạn con giống hàu đại dương, vừa gây giống để nuôi vừa cung cấp giống cho bà con trong xã. Nhưng mấy ngày qua, hàu giống chết sạch, bè nuôi cũng bị bão, nước lũ đánh hư hỏng, ước thiệt hại gần 80 triệu đồng.

“Trong thôn hầu như hộ nuôi nào cũng gặp tình trạng tương tự. Thấy hàu và vẹm chết quá nhiều, tôi tìm cách liên hệ với các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để họ vớt vát một ít vốn, nhưng số lượng tiêu thụ không được nhiều, mỗi ngày chỉ ước chừng hơn 2 tấn. Và giá cũng chỉ được khoảng 2 triệu đồng/1 tấn, chưa bằng 1/10 so với giá trị thương mại” - anh Trần Dương nói thêm.

nuôi hàu, mô hình nuôi hàu, nuôi hàu Hà Tĩnh, hàu chết, nuôi thủy sản mùa lũ

Lồng, bè nuôi trồng thủy sản dưới chân núi Cao Vọng bị bão, lũ cuốn hư hỏng nặng.

Chúng tôi ra vùng nuôi trồng thủy sản dưới chân núi Cao Vọng, trước mắt là cảnh hoang tàn của những cây tre còn sót lại, vướng vào nhau sau khi bị nước lũ cuốn.


Cả gia đình anh Trần Xuân Lĩnh đang cố vớt vát, kéo lên những mẻ vẹm xanh, hàu đại dương đã chết từ dưới đáy sông lên thuyền.

Anh Lĩnh cho hay, giữa tháng 2, tôi thả hơn 4 vạn hàu giống và làm bè, thả dây nuôi vẹm (nuôi vẹm không cần thả giống, vẹm tự nhiên sẽ tự bám vào các sợi dây mà người nuôi thả xuống sông).

Tổng chi phí đầu tư cũng hết gần 200 triệu đồng. Các giống hàu, vẹm phát triển tốt, sản lượng ước đạt khoảng 20 tấn hàu, vẹm thương phẩm, khoảng hơn 1 tháng nữa là bắt đầu có thể thu hoạch. Nếu thuận lợi gia đình có thể thu về từ 300 – 350 triệu đồng, nhưng nay coi như mất trắng. Chúng tôi cố vớt để bán cho các công ty làm thức ăn chăn nuôi, may mắn thì thu được khoảng 10 - 20 triệu đồng.

nuôi hàu, mô hình nuôi hàu, nuôi hàu Hà Tĩnh, hàu chết, nuôi thủy sản mùa lũ

Ông Hoàng Văn Thường cho biết, hàu phát triển rất tốt, chỉ khoảng từ 1 đến 2 tháng nữa là có thể thu hoạch, giá hàu thương phẩm trung bình từ 20 - 25 nghìn đồng/1kg.

Hộ ông Hoàng Văn Thường cũng rơi vào cảnh tương tự, 3 lồng cá chim trắng đuôi vàng với 1 tấn cá thương phẩm cùng với hàng chục tấn vẹm, hàu trên diện tích 400 m2 mặt nước bị trôi, chết hoàn toàn, tổng thiệt hại lên đến gần 200 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng thủy sản của mình, ông Thường cho hay, đợt mưa vừa rồi quá lớn, nguồn nước vùng nuôi trồng bị giảm độ mặn. Môi trường sống của các loại thủy sản bị thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng đến khả năng thích nghi, sức đề kháng của các loại thủy sản, dẫn đến chết hàng loạt.

nuôi hàu, mô hình nuôi hàu, nuôi hàu Hà Tĩnh, hàu chết, nuôi thủy sản mùa lũ

Bè nuôi của gia đình ông Thường đã được kéo vào âu thuyền để khắc phục, sửa chữa, chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

Ông Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết, toàn xã hiện có khoảng 25 hộ nuôi trồng thủy sản tại 2 vùng là dưới chân núi Cao Vọng và dưới chân cầu Sông Vịnh. Sau đợt mưa lũ vừa qua, khi lượng nước ngọt đổ về quá lớn và dồn dập khiến lồng, bè cá bị đánh hư hỏng, thủy sản cũng hư hại, chết nhiều với mức độ khoảng hơn 80%. Hiện nay, các loại thủy sản vẫn đang tiếp tục bị chết và có khả năng chết trắng hoàn toàn.

“Nguyên nhân theo nhận định của nhiều người dân có thể là do bị sốc nước ngọt. Hiện xã đang tiến hành tổ chức thống kê để báo cáo các cấp, ngành và tìm rõ nguyên nhân chính xác; đồng thời, kiến nghị và kêu gọi chính sách hỗ trợ người dân để họ tiếp tục sản xuất các vụ tiếp theo” - ông Chung cho biết thêm.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 10/09/2019
Dương Chiến – Anh Tấn
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 03:22 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 03:22 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 03:22 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 03:22 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:22 20/11/2024
Some text some message..