Hàng vạn con còng đá tím di cư trên bãi biển

Một hiện tượng lạ đã xuất hiện vào những ngày giữa tháng 11 tại khu vực cửa biển Chu Mới và Lạch Giang (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) khi hàng chục nghìn con còng đá biển màu tím rất lạ đi di cư và kiếm ăn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Theo đó, các loài còng đá này đi thành từng đàn, kiếm ăn dưới nước biển, nước lợ và những vùng đá có bám rêu ẩm trên bãi biển. Tổ của loài này được tạo ngay trên bãi cát; khi gặp người lạ, chúng liền chui ngay xuống cát tạo thành hàng nghìn đụn cát li ti trên bãi biển.


Hàng chục nghìn con còng đá xuất hiện trên bãi biển Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Vẻ ngoài của loài còng này khác với con còng "dã tràng xe cát” vốn có màu trắng. Loài còng đá này có thân màu tím nhạt, chân màu trắng, di chuyển chậm, mỗi con còng to bằng ngón chân cái.

Một cán bộ thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế qua xác minh hình ảnh ban đầu nhận định đây là loài còng đá sống ở vùng nước lợ mặn, thuộc họ Decapoda kém tiến hóa, bộ giáp xác 10 chân.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, sự xuất hiện với mức độ dày đặc của loài còng này ở vùng biển Thừa Thiên Huế là điều hiếm thấy.

Một số người dân địa phương ở xã Lộc Vĩnh cho biết, thỉnh thoảng họ vẫn gặp loài còng này nhưng chỉ vài con nhỏ lẻ chứ không đến mức dày đặc như những ngày qua. Theo người dân, có thể do biến đổi khí hậu kèm theo dòng chảy ở khu vực cửa biển Chu Mới thay đổi loài còng đá tím mới di cư nhiều đến vậy.


Những đụn cát nhỏ li ti - nơi trú ẩn của loài còng - trên bãi biển.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 21/11/2016
Đại Dương
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 13:39 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:39 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:39 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:39 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:39 17/11/2024
Some text some message..