Hấp dẫn cá tra giống

Mặc dù tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu có những khó khăn nhất định, nhưng nhu cầu cá tra giống đạt chất lượng vẫn còn cao. Con giống được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cũng như hiệu quả của ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Hấp dẫn cá tra giống
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra sức khỏe cá tra bố mẹ tại Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao của Công ty Cổ phần cá tra Việt Úc

Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp (Quyết định số 987/QĐ-BNN-TCTS, ngày 20-3-2018), nhiều doanh nghiệp (DN) lớn đã tham gia vào các dự án thành phần của đề án trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tại cồn Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), Công ty Cổ phần cá tra Việt Úc đang triển khai dự án “Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao” với quy mô 100ha, được Sở NN&PTNT hỗ trợ công ty đạt chứng nhận là DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (theo Quyết định số 1575/QĐ-UBND, ngày 27-6-2019 của UBND tỉnh). Tiếp đà phấn khởi này, công ty đã triển khai xây dựng 18 nhà màng (diện tích mỗi nhà 200m2), thi công đào 36 ao ương (diện tích 2.000m2/ao), đang xây dựng khu lưu giữ cá bố mẹ chọn giống, dự kiến hoàn thành trong năm nay. Từ tháng 7-2019, công ty đã bắt đầu cho sinh sản cá tra bột từ nguồn cá tra bố mẹ đã được tuyển chọn. Cá tra bột được thả tại 18 ao đã được cải tạo xong. Công ty đã xây dựng kế hoạch phối hợp với chi hội Long Xuyên và Châu Phú thử nghiệm ương cá tra bột để đánh giá chất lượng so với con bột truyền thống trước đây.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, đơn vị đang tập trung hỗ trợ những DN có dự án tham gia vào Đề án cá tra 3 cấp theo Quyết định số 987/QĐ-BNN-TCTS của Bộ NN&PTNT, đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Đối với dự án “Khu sản xuất cá tra 3 cấp chất lượng cao Nam Việt Bình Phú” và dự án “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản Bình Phú” (quy mô 600ha), hiện đang triển khai giải phóng mặt bằng và thi công được khoảng hơn 70%. Sở NN&PTNT đang hỗ trợ Công ty TNHH MTV Nam Việt Bình Phú thực hiện thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối với dự án “Sản xuất giống cá tra 3 cấp ứng dụng công nghệ cao - Vĩnh Hoàn” với quy mô 48,3ha tại xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), Sở NN&PTNT đang phối hợp các sở, ban, ngành hỗ trợ cơ sở pháp lý để Công ty TNHH sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn triển khai thi công trong quý IV-2019 (đã khởi công dự án ngày 7-9-2019)...

Hướng đến chất lượng

Ngày 28-2-2019, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 675/QĐ-BNN-KH về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá tra tập trung tỉnh An Giang. Trên cơ sở này, Sở NN&PTNT đã lập và trình phê duyệt dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung tỉnh An Giang” tại xã Mỹ Phú (Châu Phú). Dự kiến trong tháng 10-2019, báo cáo đề cương dự án sẽ được gửi đến Bộ NN&PTNT. Khi dự án được phê duyệt sẽ tạo đột phá mới cho Đề án giống cá tra 3 cấp.

Từ đầu năm đến nay, các chuỗi liên kết sản xuất cá tra 3 cấp vẫn duy trì hoạt động với nòng cốt là Chi hội Sản xuất giống AFA và Chi hội Sản xuất cá giống huyện Châu Phú. 9 tháng qua, có hơn 400 triệu con giống đã được cung cấp cho các DN, các cơ sở nuôi lớn tại An Giang và các tỉnh ĐBSCL. Riêng Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 800 triệu con cá tra bột. Các đơn vị đang bổ sung, thay thế dần đàn cá bố mẹ hiện có bằng đàn cá tra cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng, fillet và kháng bệnh do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cung cấp.

Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II và Trung tâm 3K thực hiện quan trắc môi trường các vùng ương giống tập trung, các vùng nuôi cá tập trung để cảnh báo kịp thời những biến động về môi trường nước. Qua đó, giúp các cơ sở ương giống và nuôi thương phẩm có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tỷ lệ xuất hiện bệnh trên cá trong quá trình ương nuôi. Đồng thời, phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II tiến hành thử nghiệm “mô hình ương 2 giai đoạn trong bể lót bạt” tại trại Bình Thạnh cơ sở 2 (thuộc Trung tâm Giống thủy sản An Giang). Mô hình nhằm hoàn thiện quy trình ương cá tra giống, nâng cao tỷ lệ sống, cải thiện chất lượng con giống. Kế hoạch năm 2019 sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 là ương cá hương trên bể lót bạt.

Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ cá tra - loài cá đặc hữu vùng ĐBSCL của thị trường thế giới vẫn rất lớn. Trong đó cộng đồng Hồi giáo (chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu) là thị trường tiềm năng, có tính ổn định cao trong tương lai. Mặc dù giá cá tra có nhiều thời điểm biến động xuống thấp nhưng nhu cầu nuôi vẫn khá cao. Trong đó con giống cá tra chất lượng là yêu cầu cấp thiết. Đây là cơ sở để Đề án giống cá tra 3 cấp phát huy hiệu quả.

Báo An Giang
Đăng ngày 11/10/2019
NGÔ CHUẨN
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 17:00 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 17:00 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 17:00 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:00 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 17:00 26/12/2024
Some text some message..