Hậu Giang: Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.

nuoi luon thuong pham
Nuôi lươn đồng thương phẩm trong bể xi măng bước đầu đã khẳng định hiệu quả tích cực.

Theo bà Lam, lươn là loài thủy sản đặc sản, thịt bổ dưỡng, có lợi thế xuất khẩu cao. Đặc biệt, người dân có thể tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, xây bể xi măng, bể bạt, can nhựa để thả nuôi. Đồng thời, tùy theo điều kiện của mỗi hộ gia đình mà có thể nuôi theo hình thức công nghiệp (cho ăn 100% thức ăn công nghiệp); nuôi bán công nghiệp (50% thức ăn công nghiệp, 50% thức ăn tự nhiên) hay nuôi 100% thức ăn tươi sống. Nói chung, dù nuôi theo hình thức nào, nếu người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đều mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.

Chị Trần Thị Ngọc Hân, ở ấp 12, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Nuôi lươn theo hình thức công nghiệp luôn chủ động được thời gian, tránh lãng phí thức ăn và quản lý tốt môi trường nước nên mang lại hiệu quả khá cao. Mặt khác, cách nuôi này có thể chủ động trong khâu phòng và điều trị bệnh cho lươn, kéo giảm tỷ lệ hao hụt xuống thấp (khoảng 20%), hạn chế nhiều rủi ro so với việc mua con giống trôi nổi ngoài chợ về nuôi thuần dưỡng kiếm lời”. Vì thế, qua hơn 7 tháng chăm sóc, hiện mô hình nuôi lươn trên diện tích 30m2, với 1.500 con giống của chị Hân, ước tính cho năng suất khoảng 120kg lươn thương phẩm.

Tuy mới lần đầu nuôi thử nghiệm theo hình thức bán công nghiệp nhưng anh Nguyễn Chí Công, ở ấp Phương Lạc, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp luôn áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi, cũng như cẩn thận trong việc phối trộn thức ăn cho lươn.

Nhờ vậy, sau hơn 8 tháng thả nuôi trong bể rộng 30m2, với hơn 1.500 con giống đang chuẩn bị xuất bán có thể cho năng suất trên 130kg lươn thương phẩm.

Theo ước tính của anh Công, với giá từ 90.000-180.000 đồng/kg (tùy loại) thì sau khi trừ đi các khoản chi phí sẽ cho lợi nhuận không dưới 8 triệu đồng. Hiện giá lươn trên thị trường đang sụt giảm nên anh Công dự định sẽ kéo dài thêm thời gian thả nuôi, chờ giá tăng trở lại mới xuất bán. “Trên thực tế, con giống được nhân tạo, khả năng kháng bệnh khá tốt, tốc độ phát triển nhanh nên người nuôi sẽ kéo giảm giá thành sản xuất xuống thấp, nâng cao lợi nhuận”, anh Công chia sẻ.

Ông Bành Đức Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, đánh giá: Hiện nay, phong trào nuôi lươn rộng khắp các tỉnh của vùng, riêng Hậu Giang mới nở rộ gần đây. Trong đó, mô hình nuôi lươn trong bể bạt, vèo đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu người nuôi lưu ý trong việc chọn con giống, cách nuôi, phòng trị bệnh hợp lý thì hiệu quả mang lại đáng kể. Mô hình này rất triển vọng, có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chủ nhiệm dự án, cho hay: Hiện mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo đã khẳng định hiệu quả tích cực bước đầu. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền và mở các lớp tập huấn, hội thảo về kỹ thuật thả nuôi, góp phần giúp cho các nông hộ ít đất canh tác trong tỉnh cải thiện sinh kế gia đình.

“Về lâu dài, chúng tôi khuyến khích người nuôi thành lập câu lạc bộ, hợp tác xã, với mục đích hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật, vốn, nhất là thiết lập quy trình chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm lươn đồng của tỉnh. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản Hậu Giang sẽ tăng cường mở rộng liên kết sản xuất, thăm dò thị trường, làm cầu nối để doanh nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh đến thu mua, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của người dân”, bà Lam khẳng định.

Dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, sẽ tiến hành nuôi thử nghiệm 12 mô hình, trong đó, có 3 mô hình sản xuất giống bán nhân tạo và 9 mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng bằng con giống nhân tạo. Các mô hình được triển khai thực hiện ở các huyện, thành phố trong tỉnh như Châu Thành, Vị Thủy, Vị Thanh.

Báo Hậu Giang, 11/08/2016
Đăng ngày 15/08/2016
Chí Công
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:59 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:59 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:59 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 23:59 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 23:59 27/01/2025
Some text some message..