Hậu Giang: Triền vọng sản xuất lươn giống bán nhân tạo

Mục tiêu của dự án “Ứng dụng quy trình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp bán nhân tạo” là tạo nguồn lươn giống chất lượng phục vụ cho người nuôi lươn thương phẩm, thay đổi dần tập quán thu gom lươn giống ngoài tự nhiên, nhằm hạn chế rủi ro cho người nuôi lươn thương phẩm.

Hậu Giang: Triền vọng sản xuất lươn giống bán nhân tạo
Cán bộ chuyên môn đến thăm và hỗ trợ kỹ thuật.

Khi tham gia dự án, người nuôi được hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn. Tổng kinh phí dự án hơn 120 triệu đồng, thời gian thực hiện 8 tháng, với số lượng 1.000 con lươn bố mẹ. Ông Tống Bửu Sơn, Phó trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy, cho biết: “Dự án ưu tiên chọn những mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo đang hiệu quả để thực hiện dự án. Như vậy sẽ cho hiệu quả cao hơn. Đồng thời, khi dự án thực hiện thành công, làm điểm để người dân đến tham quan và nhân rộng mô hình. Qua đó, giúp cho bà con nông dân thấy được sự khác biệt của con giống tự nhiên và con giống nhân tạo để có hướng thay đổi thói quen chăn nuôi trong thời gian tới”.

Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo, nên ông Lê Văn Dững, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, được chọn tham gia triển khai dự án. Qua đó, ông Dững được đưa đi tham quan những mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo đã thành công ở đơn vị khác, tham gia tập huấn do Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức và được cán bộ chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật đã giúp cho ông có thêm nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Năm nay, ông Dững mạnh dạn mở rộng mô hình, với quy mô 3.000 con lươn bố mẹ, hiện lươn đã bắt đầu sinh sản, đang chuẩn bị thu hoạch lươn con. Với số lượng lươn giống tăng gấp 10 lần so với năm rồi, nhưng vẫn không đủ bán vì đã có nhiều người đặt mua. Ông Dững cho biết: “Khi người dân lại mua lươn giống về nuôi, tôi hướng dẫn toàn bộ quy trình nuôi; đồng thời bảo hành 100% cho người nuôi, chứ đem về lươn chết là tôi không nhận tiền, bởi vậy được người ta tin tưởng nên sản xuất bao nhiêu cũng không đủ bán”.

Đến với nghề nuôi lươn sinh sản chỉ vì đam mê và cho lợi nhuận rất cao, lúc đầu ông Dững nuôi lươn thương phẩm, nhận thấy nguồn lươn giống khan hiếm, nhất là khó mua được lươn giống chất lượng về nuôi, nên ông tự nghiên cứu tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm từ từ. Qua 3 năm, ông Dững đã thành công với mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo. Năm vừa rồi, ông Dững thả nuôi 300 con lươn bố mẹ, ông thu hoạch được khoảng 50.000 con lươn giống, với giá bán 700.000 đồng/kg (200 con/kg), sau khi trừ hết chi phí ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Ông Dững chia sẻ: “Để nuôi lươn không bị hao hụt, trước tiên phải chọn loại đất sét thật dẻo, xử lý hết phèn, độ pH phù hợp, rồi trồng cỏ sao cho cỏ tốt, để bộ rễ kết được đất không cho đất bị lở. Ngoài ra, rễ của cỏ cho lươn con có chỗ để bám”.

Theo ông Dững, lươn bố mẹ chỉ sinh sản 3 lần trong năm là không còn sinh sản nữa, khi đó, bán số lươn bố mẹ này đủ chi phí tiền thức ăn cho lươn con từ khi mới nở đến khi bán lươn giống. Thức ăn cho lươn con mới nở chủ yếu là cá biển. Bình quân 1kg lươn mới nở đến khi bán khoảng 3 tháng, chỉ tốn khoảng 3,5kg thức ăn. “Nuôi lươn cho lợi nhuận rất cao, mình đầu tư vô 1 có thể lấy lại nhiều lần, vì tính các khoản khi con lươn nuôi từ nhỏ đến khi sinh sản khoảng 6 tháng, thí dụ mỗi lần sinh sản 500 con lươn con thôi, thì mình lời trọn 500 con đó, khi bán lươn bố mẹ đủ cho các khoản chi phí ban đầu”, ông Dững cho biết thêm.

Mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đặc biệt là với những hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ.  Hy vọng thời gian tới mô hình sản xuất lươn giống sẽ thành công và được nhân rộng để đáp ứng đủ nhu cầu lươn giống chất lượng, giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả và mang lại thu nhập cho gia đình.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 07/09/2017
Hữu Hiệp
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 13:59 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:59 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:59 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:59 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:59 16/11/2024
Some text some message..