Hậu Giang: Tự phát chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá rô đầu vuông

Có rất nhiều diện tích đất trồng lúa ở ĐBSCL chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản trong một thời gian ngắn từ hấp lực của phong trào nuôi thủy sản. Trong khi mục tiêu chung là phải giữ cho được 3,8 triệu héc-ta đất trồng lúa và mỗi tỉnh phải giữ diện tích trồng lúa hiện hữu.

Hậu Giang: Tự phát chuyển đổi đất lúa sang nuôi cá rô đầu vuông

Ảnh: QUỐC TRUNG.

Điều này quả thật quá khó khi nông dân tự phát chuyển đổi sản xuất theo giá cả thị trường. Ở Trà Vinh, hấp lực làm giàu từ con tôm sú đã khiến nhiều nhà nông chuyển đổi diện tích đất trồng 1 vụ lúa và khai thác thủy sản tự nhiên thành ao tôm sú công nghiệp. 2 năm trước, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang có hơn 3.000 hộ dân chuyên trồng lúa mùa kết hợp với khai thác nguồn tôm bạc đất. Khoảng 80% hộ dân có cuộc sống ổn định nhờ con tôm bạc đất. Nhưng thời gian gần đây, con tôm sú đã lấn gần khắp diện tích đất 1 vụ lúa vùng này. Bà Lê Thị Kim Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Kim, cho biết: “Lãnh đạo cấp huyện, xã đang lo lắng nếu như con tôm sú không bền vững thì địa phương sẽ mất hẳn vùng đất sản xuất lúa và con tôm bạc đất trời cho”. Nếu như năm 2011, toàn xã mới có 250ha đất lúa mùa chuyển sang nuôi tôm sú, thì vụ tôm 2012 đã tăng lên 350ha và còn tiếp tục tăng nếu như con tôm sú phát triển tốt. Chính con tôm sú đã và đang làm diện tích đất trồng lúa mùa đặc sản kết hợp nuôi nhữ tôm tép tự nhiên ở các ấp Chà Và, Cà Tum A, Thôn Rôn, Giồng Lớn của xã Vinh Kim đang giảm mạnh từng ngày. Hiện, xã Vinh Kim chỉ còn khoảng 1/2 diện tích trong số 1.760ha đất trồng lúa kết hợp với nuôi nhữ tép bạc đất.

Ở Tiền Giang cũng đã có khoảng 150 hộ dân ở các xã Mỹ Thành Bắc, Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Phước Tây thuộc huyện Cai Lậy chuyển khoảng 150ha đất lúa sang ương cá tra giống. Mặc dù vùng này không thuộc khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhưng do việc ương cá giống lãi cao nên người dân tự phát phá vỡ quy hoạch. Thực trạng này làm cho chính quyền các địa phương rất lúng túng và chưa có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Ông Nguyễn Văn Khởi, ở ấp 3, xã Thạnh Lộc, tâm sự: “Nông dân biết việc đào ao để ương cá tra giống trong vùng trồng lúa là phá quy hoạch, nhưng trồng lúa hoài vẫn không khá được. Năm 2011, có một vài hộ làm trước thắng lớn, giá cá tra loại 60-65 con/kg liên tục tăng từ mức 50.000 đồng/kg lên đến hơn 75.000 đồng/kg. Với giá này sau khi trừ chi phí lãi gấp 5 lần/3 vụ lúa. Năm 2011, với 9.000m2 mặt nước ương cá tra giống, sau khi trừ chi phí lãi được hơn 500 triệu đồng. Dù không biết giá cá tra giống thời gian tới như thế nào, nhưng tôi sẽ tiếp tục đào thêm khoảng 3ha đất lúa để làm ao ươm cá tra giống”. Ông Nguyễn Văn Đô, ở ấp 4, xã Thạnh Lộc cũng thu về lãi ròng hơn 17 triệu đồng từ 1.000m2 mặt nước ương cá tra giống.

Nhiều mảnh đất ruộng ở xã Vĩnh Thuận Tây biến thành ao nuôi cá rô đầu vuông. Ảnh: H.THU.

Ông Phạm Công Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Lộc, cho biết: Từ năm 2010 đến nay, người dân đã chuyển từ đất lúa lên ương cá tra giống rất nhiều. Từ 5ha ban đầu thì nay tăng lên 64,43ha với 96 hộ. Việc ương cá tra còn gây ô nhiễm môi trường và mạch nước ngầm do mỗi ao cá đều khoan một giếng tầng nông và mỗi lần cải tạo ao, người dân phải vét hết phần đất bùn dưới đáy ra ngoài. Chúng tôi đã kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy khuyến cáo người dân không nên sử dụng đất trồng lúa sai mục đích, nhưng hiện tại người dân tiếp tục thuê Kobe đào đất lúa để đào ao ương cá. Ông Trung cho biết thêm: “Người dân vẫn đang phớt lờ những khuyến cáo của chính quyền địa phương và dường như thách thức chúng tôi”.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, tôm sú nuôi bị chết ở Trà Vinh đã gây thiệt hại khoảng 500 tỉ đồng. Toàn tỉnh đã có hơn 28% diện tích nuôi tôm bị thiệt hại (gần 6.000ha), số tôm chết chiếm 37% lượng giống thả nuôi.

Còn ông Trần Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy cho rằng, rất khó cản người dân. Toàn xã chỉ có 25,3ha đất để ương cá tra. Trong đó, diện tích đất lúa chuyển sang ương cá khoảng 16ha. Thời gian gần đây, diện tích ương cá tra giống đã chựng lại, nguyên nhân do giá cá tra giảm mạnh khiến người dân không có lãi. Sau mỗi mùa thu hoạch, chủ nuôi thường vét ao bùn thải ra bên ngoài, nhưng đây là số ít, số còn lại thải về vườn, bể chứa. Theo ông Trà Văn Yên, Chủ tịch UBND xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, rất khó cấm cản bà con bởi đây là quyền lợi kinh tế của người dân. Còn vấn đề chuyển đổi từ đất lúa sang đất nuôi thủy sản do một số người mướn đất để đào ao. Ông Phan Hữu Hội, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, cho biết: Chúng tôi đã đến khảo sát các địa phương này và thấy người dân chuyển đổi đất trồng lúa sang đất khác quá nhiều. Đây là một hình thức chuyển đổi sai mục đích. Ngoài ra, người dân còn khoan giếng tầng nông rất nhiều, nếu không kịp ngăn chặn thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm chỉ trong thời gian ngắn.

Hiện nay, lãnh đạo huyện Cái Bè đã tổ chức rất nhiều đoàn đến tuyên truyền, động viên người dân không nên đào ao ương cá theo phong trào vì hại nhiều hơn lợi. Vay mượn chi phí đào ao thả cá tốn hàng trăm triệu đồng/ha là số tiền không hề nhỏ đối với hộ nông dân nghèo. Nuôi cá tự phát gây ô nhiễm môi trường còn dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro, thiệt hại. Khi thất bại có muốn trở lại làm lúa cũng không được. Hiện tại, phong trào đào ao ương cá tra giống trên địa bàn huyện đã tạm lắng. Tuyệt đối không để bà con chạy theo phong trào, nhất thiết phải có biện pháp xử lý theo hướng quy hoạch vùng nào được nuôi, không được nuôi. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, đầu ra nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, bà Trần Kim Mai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh.

Ở Hậu Giang cũng đã từng chạy đua theo con cá rô đầu vuông, nhiều mảnh đất lúa 3 vụ ăn chắc bỗng biến thành ao nuôi cá và hậu quả là khi con cá rô hết thời, nông dân phải lấp lại để trồng lúa. Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, diện tích thả nuôi cá rô đầu vuông trong tỉnh lúc đỉnh điểm đã tăng lên khoảng 250ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Vị Thủy. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết, do lợi nhuận từ con cá rô đầu vuông lúc đầu rất hấp dẫn nên nông dân trong vùng đã đổ xô nuôi. Trong đó, có rất nhiều hộ phá bỏ ruộng lúa để vét hầm, đào ao, chính quyền địa phương không ngăn cản được. Trong chuyến khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Vị Thủy gần đây, UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu huyện Vị Thủy, cũng như các địa phương khác trong tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình nuôi cá rô đầu vuông trong dân. Đồng thời, kết hợp với ngành nông nghiệp tỉnh nhanh chóng quy hoạch vùng chăn nuôi cá rô đầu vuông để hạn chế tình trạng người dân thả nuôi không theo quy hoạch, thiếu bền vững trong sản xuất…

Báo Hậu Giang, 11/05/2012
Đăng ngày 14/05/2012
T.PHONG - H.THU
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:15 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:15 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:15 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:15 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:15 25/04/2024