Hệ gen của cá tra lần đầu tiên được giải mã

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ hệ gen của cá tra, điều này mở đường cho việc nhân giống loài cá có giá trị kinh tế này tốt hơn.

Hệ gen của cá tra lần đầu tiên đã được giải mã
Ảnh: sciencedaily

Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus là một loài cá điển hình của sông Mekong huyền thoại, con sông dài nhất ở Đông Nam Á và là một trong nhưng con sông lớn nhất trên thế giới. Việt Nam là nước sản xuất hàng đầu của loài cá này, sản lượng cá tra nuôi ước tính 1,1 triệu tấn cá trong một năm.

Nhưng không giống như các loài cá thương mại khác, chẳng hạn như cá tuyết Đại Tây Dương thì loài cá tra – một loài cá da trơn Châu Á – lại có ít dữ liệu về hệ gen để hướng dẫn nuôi và sản xuất giống.

Hiện nay, các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Đại học Okinawa (OIST) đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để giải mã toàn bộ hệ gen của cá tra. Kết quả của họ, được công bố vào ngày 5 tháng 10 năm 2018, trong BMC Genomics, tiết lộ chi tiết mới về dòng dõi tiến hóa của các loài cá và các gen có thể là chìa khóa cho sự phát triển bền vững.

“Với dữ liệu di truyền này, sẽ dễ dàng kiểm tra sự đa dạng hóa hiện diện trong quần thể cá da trơn”, Eiichi Shoguchi, trưởng nhóm nghiên cứu về hệ gen biển tại OIST và đồng tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết. “Trong nuôi trồng thủy sản, ví dụ, một cá thể của cá tra sẽ có con có khả năng chống lại mầm bệnh tốt hơn cá khác trong đàn. Từ dữ liệu di truyền đã được biết có thể kiểm tra bộ gen của con cá đó và tìm hiểu xem gen nào liên quan đến tính kháng bệnh”.

Sử dụng các kỹ thuật sắp xếp thế hệ tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu di truyền và lắp ráp nó thành một bộ gen hoàn chỉnh. Họ so sánh bộ gen mới với dữ liệu di truyền đã được công bố trước đó từ cá da trơn và cá vằn - một sinh vật kiểu mẫu liên quan chặt chẽ với tiến hóa của cá da trơn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cá tra và người anh em họ của nó là cá nheo Mỹ, và sự khác biệt hơn nữa giữa nó và loài cá vằn.

Đặc biệt, họ xác định sự biến mất của hai gen trong cá tra vẫn còn nguyên vẹn trong cá vằn và cho phép các loài cá này có khả năng chống tia UV của riêng mình.

Thức ăn cho cá da trơn ở dưới đáy sông, vượt ra ngoài sự ảnh hưởng của tia UV, và có thể cá tra không cần sự bảo vệ này. Cá tra có nhiều gen yếu tố tăng trưởng giống insulin hơn cá vằn, đây có thể là chìa khóa cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của loài này.

Sử dụng dữ liệu từ cá tra trên sông, các nhà khoa học đã tạo một bản đồ giả thuyết về nhiễm sắc thể cá tra. Bản đồ chỉ ra cách nghiên cứu trong tương lai so sánh các loài, truy tìm dòng dõi của chúng và điều tra chức năng các gen này trên cá. Điều này mở ra tương lai mới cho cá tra trong di truyền và chọn lọc giống.

Okinawa Institute of Science and Technology (OIST) Graduate University

Đăng ngày 30/10/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 07:06 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 07:06 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 07:06 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 07:06 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 07:06 17/12/2024
Some text some message..