Hệ thống khử nitrat mới trong nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Một nghiên cứu mới đây của Mathis von Ahnen và cộng sự 2019 được đăng trên tạp chí Aquaculture đã mở ra tiềm năng cho một hệ thống mới để xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.

Hệ thống khử nitrat mới trong nuôi trồng thủy sản tuần hoàn
Gỗ vụn - ứng dụng khử nitrat trong nước nuôi trồng thủy sản. Ảnh: LJM Tree Care

Lò phản ứng sinh học gỗ vụn là gì?

Lò phản ứng sinh học gỗ vụn (woodchip bioreactors) là hệ thống xử lý nước tinh vi, kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng chỉ là những rãnh đầy gỗ đơn giản với ứng dụng phổ biến nhất là thoát nước và đang được nghiên cứu để loại bỏ ô nhiễm nitrat từ các loại nước thải và chất thải khác.

Đây là những lò phản ứng sinh học làm sạch nước phổ biến trong nông nghiệp ở các nước phát triển. Lò phản ứng sinh học là các rãnh đào được lấp đầy bằng một nguồn carbon rắn, thường là gỗ, như trong ảnh.

Woodchip bioreactors, phản ứng sinh học gỗ vụn, xử lý nước thải, nước thải thủy sản

Đặt lò phản ứng sinh học ở Illinois. Nguồn: J. Chandrasoma / UIUC

Đất tự nhiên chứa các loại vi khuẩn có vai trò khác nhau do đó đất là bộ lọc nước tốt nhất của trái đất. Lò phản ứng sinh học gỗ vụn hoạt động dựa trên sự tăng cường quá trình khử nitrat tự nhiên - chuyển đổi nitrat trong nước thành khí nitơ vô hại - được thực hiện bởi vi khuẩn đã có trong đất xung quanh. Gỗ vụn với vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu bổ sung cho vi khuẩn, dưới dạng carbon, vi khuẩn sử dụng gỗ làm thức ăn. Các nguồn carbon được nghiên cứu khác bao gồm lõi ngô, thân cây ngô, bìa cứng, rơm lúa mì, báo và mảnh vụn …. Tuy nhiên gỗ vụn là vật liệu được khuyến nghị bởi vì chúng tồn tại lâu hơn và thường đồng đều hơn các nguồn carbon khác. Mặc dù hình thức thực tế của lò phản ứng sinh học gỗ vụn là đơn giản nhưng quá trình hóa học và sinh học xảy ra bên trong chúng rất phức tạp.

 Woodchip bioreactors, phản ứng sinh học gỗ vụn, xử lý nước thải, nước thải thủy sản

Minh họa về vị trí và kích thước của lò phản ứng sinh học trên cánh đồng nông trại. Ảnh: internet

Các loại gỗ được sử dụng làm chất phản ứng sinh học. Các loài cây sử dụng trong hệ thống woodchip bioreactors nói chung không quan trọng, ngoại trừ gỗ sồi, gỗ tuyết tùng hoặc các loại gỗ có hàm lượng tannin cao. Và các loại gỗ phải có kích thước vừa phải để bị không chứa hạt mịn hoặc mảnh vụn cho nước có thể đi qua dễ dàng. 

Độ mặn và quá trình loại bỏ nitrat

Mathis von Ahnen và cộng sự 2019 đã nghiên cứu khả năng khử nitơ trong hệ thống sử dụng gỗ vụn để xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) và mối liên hệ giữa độ mặn và khả năng khử nitơ của hệ thống này.

Mười hai bể phản ứng sinh học gỗ vụn quy mô phòng thí nghiệm đã được thử nghiệm vói các độ mặn 0, 15, 25 và 35 ppt, và tính chất hóa học nước được theo dõi, các cộng đồng vi sinh vật của lò phản ứng sinh học gỗ cũng được phân tích.

Kết quả: 

Lò phản ứng sinh học gỗ vụn đã loại bỏ nitrat ở tất cả các độ mặn được thử nghiệm. Tốc độ loại bỏ cao nhất là 22,0 ± 6,9 g NO3-N/m3/ngày ở độ mặn 0 phần ngàn (nước ngọt), sau đó là 15,3 ± 4,9; 12,5 ± 5,4 và 11,8 ± 4,0 g NO3-N/m3/ngày thu được ở độ mặn tương ứng là 15, 25 và 35 ppt. Điều này cho thấy tốc độ loại bỏ nitrat giảm dần theo độ mặn. 

Kết quả cũng chỉ ra rằng quá trình khử nitơ dị dưỡng là quá trình loại bỏ nitrat chiếm ưu thế ở độ mặn 0 và 15 ppt, trong khi các quá trình khử nitrat tự dưỡng sẽ can thiệp vào độ mặn ở độ mặn 25 và 35 ppt. Trong các lò phản ứng gỗ vụn, nhóm vi khuẩn Gammaproteobacteria có nhiều nhất. 

Kết quả cho thấy việc tăng độ mặn trong làm giảm quá trình loại bỏ nitrat trong lò phản ứng sinh học gỗ vụn. Woodchip bioreactors bị ảnh hưởng bởi độ mặn. Độ mặn làm tăng sự phong phú của vi khuẩn khử nitơ tự dưỡng nhưng làm giảm sự phong phú tổng thể của quá trình khử nitơ.

Nghiên cứu này chứng minh rằng các bể phản ứng sinh học gỗ vụn có thể được áp dụng để loại bỏ nitrat khỏi nước thải nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS mặc dù ở tốc độ loại bỏ nitrat thấp hơn so với hệ thống nước ngọt. Đây nghiên cứu này mở ra nhiều ứng dụng hơn nữa để xử lý nước thải nuôi tôm/cá từ đó nâng cao chất lượng nước cho hệ sinh thái tự nhiên.

Đăng ngày 11/03/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 07:15 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 07:15 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 07:15 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 07:15 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 07:15 09/01/2025
Some text some message..