Hệ thống lọc sinh học cho tảo biển

Một trường Đại học và Nghiên cứu tại Hà Lan đang dẫn đầu dự án SeaSolv, một sáng kiến ​​hy vọng tạo ra một hệ thống lọc sinh học đa sản phẩm không có chất thải cho các loài tảo khác nhau.

Rong biển
tảo biển là loại thực phẩm vàng có thường xuyên có mặt trong các vấn đề điều trị cải thiện sức khỏe. Ảnh: inrs.ca

Lợi ích của tảo biển 

Như đã biết, tảo biển là loại thực phẩm vàng có thường xuyên có mặt trong các vấn đề điều trị cải thiện sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp cho con người.  

Do thành phần của tảo biển chứa nhiều loại vi chất như vitamin C, E, A1, K, B1, B2, B6 cùng với nhiều axit folic, axit niacin và cả axit pantothenic ngoài ra tảo biển còn chứa một số loại như canxi, photpho, magie, kẽm, sắt,..nên được xem là món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng.  

Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng quý giá để làm thực phẩm, dinh dưỡng hoặc dược phẩm. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này rất khó chiết xuất và đây vẫn là một thách thức cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thêm để đưa ra biện pháp xử lý.  

Dự án SeaSolv lọc sinh học cho tảo biển 

Trong dự án SeaSolv, Đại học Wageningen, Hà Lan (WUR), cùng với các đối tác quốc tế, đã phát triển một phương pháp sáng tạo cho quá trình lọc sinh học đa sản phẩm của các chất này mà không có sự hiện diện của chất thải. Để làm được điều này các chuyên gia sẽ tiến hành sử dụng một loại dung môi mới - dung môi eutectic sâu (DES). 

Rong nho biểnRong biển được khai thác với mục đích thương mại, làm thực phẩm. Ảnh: alibaba.com

Rong biển là một loại nguyên liệu thô xanh có nhiều tiềm năng và triển vọng trong tương lại nhưng chưa được sử dụng phổ biến ở châu Âu. Chúng chủ yếu được khai thác với mục đích thương mại, làm thực phẩm và sản xuất phycocolloid (chất làm đặc). Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp phức tạp và kém hiệu quả, sử dụng nhiều hóa chất, năng lượng và nhiều nước. Bên cạnh đó, trong quá trình chiết xuất phycocolloid sẽ có một số thành phần bị phá hủy (ngay cả một số phycocolloid cũng bị phân hủy), việc này đã tạo ra một lượng chất thải đáng kể và có nguy cơ đe dọa đến môi trường. 

Trong khi đó, một số kỹ thuật chiết xuất mới đã được phát triển như siêu âm, vi sóng, enzyme, đồng nhất hóa và chiết xuất siêu tới hạn. Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn còn sơ khai và cũng có nhiều mặt hạn chế như đắt, sản lượng thấp, ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng và khó mở rộng quy mô. 

Dung môi xanh – DES có ưu điểm vượt trội 

Dung môi eutectic sâu (DES) hay còn gọi là chất lỏng ion thế hệ mới là môi trường phản ứng xanh trong tổng hợp hữu cơ, điện hóa và chuyển hóa sinh khối. Tại SeaSolv, một quy trình bền vững và hiệu quả hơn sẽ được phát triển cho phép ngành công nghiệp về tảo biển có thể giảm thiểu đáng kể lượng khí thải carbon.  

Loại dung môi mới này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội với giá thành rẻ bao, độc tính thấp và thường có khả năng phân hủy sinh học. Chúng có thể được tùy chỉnh và thậm chí có thể chuyển đổi theo nhu cầu trong suốt quy trình.

Rau diếp biểnRau diếp biển. Ảnh: commons.wikimedia.org

Do đó, DES đại diện cho một giải pháp tiềm năng thay thế cho các dung môi hữu cơ thông thường. Chúng cho phép các thành phần khác nhau được chiết xuất từ ​​sinh khối một cách nhẹ nhàng, trong khi vẫn duy trì chức năng của các sản phẩm cuối cùng.  

Kết quả cho ra một nhà máy lọc sinh học với nhiều sản phẩm sẽ có ít hoặc không có chất thải và tiêu thụ ít năng lượng hơn. Công nghệ này sẽ có thể được ứng dụng để chiết xuất các chất chuyển hóa từ các dạng sinh khối thủy sinh và đất (chẳng hạn như thực vật và vi tảo). 

Nhiều nhà sản xuất cho rằng họ đang phải đối mặt với vấn đề chiết xuất các hợp chất từ tảo biển và họ mong muốn có được các giải pháp thay thế. Đây sẽ là bước khởi đầu cho dây chuyền nghiên cứu mới về sự tích hợp quy trình và xác nhận sinh khối.  

Cần nghiên cứu tổng thể quá trình lọc sinh học, từ các đặc tính của sinh khối đến chức năng của sản phẩm cuối cùng. Có quá nhiều nghiên cứu đang tập trung vào các khía cạnh riêng lẻ của quá trình này, đặc biệt là về chiết xuất. Việc tối ưu hóa một số bước trong quy trình lọc sinh học mà không xem xét các bước liên quan trước hoặc sau đó sẽ phát sinh nhiều khó khăn. 

Đăng ngày 06/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 07:36 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 07:36 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 07:36 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 07:36 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 07:36 09/10/2024
Some text some message..