Hiểm họa chết người từ đánh bắt thủy sản bằng kích điện

Không chỉ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mất cân bằng sinh thái, việc khai thác thủy sản bằng kích điện còn tiềm ẩn nguy cơ cao về an toàn tính mạng của chính người đánh bắt.

kích điện
Đánh bắt cá bằng kích điện trên sông Phú Thọ.

Đánh bắt tận diệt

Dọc theo lưu vực sông Phú Thọ, khu vực giáp ranh giữa 2 xã Nghĩa An và Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng sử dụng kích điện để đánh bắt cá.

“Họ ngang nhiên chèo ghe dọc theo hai bên bờ sông để chích điện. Nhiều loài thủy sản ở dọc con sông này cạn kiệt và mất dần”, ông Phan Văn Phú (xã Nghĩa Phú) phản ánh.

Đánh bắt tận diệt
Tình trạng dùng kích điện đánh bắt cá diễn ra khá thường xuyên.

Theo người dân sống ở khu vực này, việc đánh bắt bằng kích điện xảy ra cả ngày lẫn đêm khiến họ rất bức xúc và lo ngại về tình trạng suy kiệt nguồn lợi thủy sản.

“Ghét thì ghét thật, vì nghề này nó tận diệt quá mức. Như nghề lưới thì mấy loại nhỏ nhỏ nó còn qua được, chứ còn như chích điện thì lớn cũng bắt, nhỏ cũng bắt, bắt diệt gốc luôn. Đời con cháu về sau lấy gì mà sinh sống”, ông Nguyễn Tấn Hồng (xã Nghĩa An) bày tỏ.

Bên cạnh đó, việc đánh bắt cá bằng kích điện còn rất nguy hiểm đối với người đánh bắt nếu máy kích gặp trục trặc dẫn đến rò điện, hoặc người và máy cùng ngã xuống nước… Thực tế, ở Quảng Ngãi cũng đã có nhiều vụ việc thương tâm người đi kích cá bị điện giật tử vong.

ắc quy
Các phương tiện dùng trong việc đánh bắt cá bằng kích điện (Ảnh C.Đ.)

Chính quyền xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) thừa nhận, việc sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản trên sông Phú Thọ diễn ra khá thường xuyên, cả ban ngày và ban đêm. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhiều gia đình mưu sinh bằng các ngành nghề truyền thống. Đặc biệt, tác động xấu đến công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

“Những loại cá nhỏ khi mà dòng điện xuống thì chết hết, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Mong các cơ quan, đơn vị khẩn trương vào cuộc phối hợp để xử lý quyết liệt hơn”, bà Phạm Thị Công - Chủ tịch UBND xã Nghĩa An nói.

Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Thông thường, khi sử dụng kích điện thì trong bán kính hơn 1m tất cả các sinh vật dưới nước từ cá, cua, lươn, các sinh vật phù du... đều bị điện giật sốc hoặc chết nổi lên mặt nước.

Sau khi bị sốc, chết, các loại sinh vật đều bị bắt, thậm chí cả trứng của các loài sinh vật dưới nước cũng bị hư hỏng. Đây là cách đánh bắt tận diệt, khiến nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Tuy nhiên, một số người dân chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc sử dụng phương thức đánh bắt tận diệt nên vẫn còn tình trạng sử dụng kích điện, thuốc nổ trong đánh bắt thủy sản... Riêng trong năm 2021, cơ quan chức năng phát hiện 34 vụ với 36 đối tượng, xử phạt hơn 113 triệu đồng về hành vi sử dụng chất nổ, kích điện.

xiệt điện

Một trường hợp dùng kích điện bắt cá bị phát hiện, xử lý. (ảnh C.Đ)

Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều trường hợp vi phạm khác cũng bị phát hiện, xử lý. Gần đây nhất là vào ngày 21/7/2022, Công an xã Tịnh Hoà phát hiện, bắt quả tang ông Trần Xin (trú thôn Cổ Luỹ Nam, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi) đang có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản trái phép tại khu vực sông Tịnh Hòa (thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa). Bên cạnh bị tịch thu tang vật vi phạm, ông Xin còn bị xử phạt vi phạm hành chính 3 triệu đồng.

Nghị định 42/2019NĐ-CP, ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản từ 3- 50 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý phạt tiền ở mức cao hơn, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản”.

kiểm ngư
Cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát ở khu vực sông Cà Ninh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Theo Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, việc sử dụng chất nổ, kích điện, chất độc để khai thác thủy sản không chỉ có tính hủy diệt, tận diệt nguồn lợi thủy sản (làm chết hàng loạt các loài thủy sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn), gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường sinh thái các thủy vực, phá hủy các rạn san hô,… mà còn có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Hành vi này cần phải được phát hiện và xử lý nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản.

“Trong thời gian đến, Chi cục sẽ quan tâm triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là triển khai các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức cho cộng đồng tham gia đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác thủy sản”, đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi cho hay.

Kinh tế & Đô thị
Đăng ngày 04/08/2022
Hà Phương
Đánh bắt

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 22:15 31/10/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 22:15 31/10/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 22:15 31/10/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 22:15 31/10/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 22:15 31/10/2024
Some text some message..