Bùng phát nhanh
Chuyện nông dân ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội) thu gom ốc bươu vàng bán cho thương lái Trung Quốc nổi lên gần đây, gây lo ngại về tình trạng phát tán SVNLXH hại ở nước ta. Để ngăn chặn phát tán loại sinh vật xâm hại này, ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát có văn khẩn, yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ, có biện pháp ngăn chặn; nghiêm cấm các hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng.
Theo Bộ NN&PTNT, ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại, là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa và một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Thời gian gần đây, ở một số địa phương có tình trạng buôn bán, nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Thực tế, ở nước ta, đầu thế kỷ XX, vấn đề SVNLXH không được chú ý. Chỉ khi ốc bươu vàng phát triển thành đại dịch, lan ra cả nước (những năm 1990) thì vấn đề trên mới được quan tâm. Trước đó, đầu thập niên 1930, ở miền Trung nước ta có cỏ Lào Eupatorium adoratum (Asteranceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. SVNL thứ hai được biết đến là bèo Nhật Bản (Pontederiaceae) có nguồn gốc từ Brazil, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1902 qua Nhật Bản để làm cây cảnh.
Tiếp đó, loài SVNLXH thứ 3 phát hiện vào những năm sau giải phóng miền Bắc, là vi khuẩn Yersinia pestis gây bệnh dịch hạch ở chuột và truyền sang người. Sau ốc bươu vàng, đến những năm cuối thế kỷ XX, cây mai dương (còn gọi là cây trinh nữ), có nguồn gốc từ Trung Mỹ bùng phát với số lượng lớn. Đây là loại cây không kén đất, phát tán nhanh và chưa ở đâu tiêu diệt được loài cây xâm hại này.
Theo giới nghiên cứu, mỗi mét vuông cây trinh nữ có đến 200 hạt. Nơi nào mai dương mọc gần như không cây nào có thể mọc được, trừ vài loài cỏ lá nhọn rất dễ cháy vào mùa khô. Ở nhiều nơi như Vườn Quốc gia Tràm Chim, Cát Tiên... loài cây này đang xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên, đe dọa sự sống của nhiều sinh vật bản địa.
Hay như rùa tai đỏ, nằm trong danh sách 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường được buôn bán với số lượng lớn, dùng để làm sinh vật cảnh có màu sắc đẹp, khả năng thích nghi cao. Rùa tai đỏ sống ở những con sông, kênh rạch có bùn lầy để ăn sinh vật trong đó và sinh sản. Mức độ sinh sản của chúng rất lớn, chỉ trong vòng một vài tháng, chúng có thể nhân nuôi từ một vài con thành một quần thể. Việt Nam cũng là một trong những nơi nhập khẩu và trung chuyển rùa tai đỏ với số lượng lớn. Hiện ở nhiều ao hồ của Hà Nội cũng xuất hiện khá nhiều loài rùa này.
Ngoài ra, gần đây, trong một nghiên cứu về thành phần loại thực vật ngoại lai tại 10 Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên cho thấy, có 134 loài cỏ dại ngoại lai, trong đó xác định 25 loại là SVNLXH. Mỗi Vườn quốc gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên đã ghi nhận 8-25 loại có dại.
Theo thông tư 22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các loại SVNLXH ở Việt Nam, các loại SVNL đã biết có 34 loại, trong đó có 4 vi sinh vật, 6 loại động vật xương sống, 9 loại cá, 2 loại lưỡng cư bò sát, 1 thu, 11 loại thực vật. Trong khi đó, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại xuất hiện ở nước ta có 20 loại (3 loài động vật không xương sống, 5 loài cá, 1 loại thú, 11 loại thực vật. Còn loại nguy cơ xâm hại, nhưng chưa xuất hiện ở nước ta có 47 loài.
Thực tế, đây là những loài du nhập vào nước ta, theo dòng nước, gió bão, hoặc sinh vật di chuyển, di cư; có thể qua buôn bán, thương mại có hàng hóa chứa sinh vật nói trên; hoặc trao trao đổi làm giống, làm cảnh, giải trí. SVNL hầu hết là cây khả năng sinh sản cao, nhanh chóng tạo lập quần thể với mật đô cao, định cư nhanh chóng tại nơi ở mới, tính phát tán cao, có khả năng sống bằng nhiều loại thức ăn. SVNLXH có thể lấn át các sinh vật bản địa, làm giảm độ che phủ rừng, thay đổi quần xã thực vật rừng, thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, làm giảm giá trị, hiệu quả trong nông nghiệp.
Thiếu hàng rào ngăn chặn
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay việc nhận diện, phòng ngừa các nguy cơ xâm hại từ SVNL bắt nguồn từ chính cơ quan quản lý, do còn nhiều bất cập. Nước ta phải trả giá đắt do sự bùng phát ốc bươu vàng. Đến nay, sự du nhập nhiều loài SVNLXH vẫn tiếp diễn và chưa kiểm soát hết.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam, SVNL như ốc bươu vàng, cá trê phi, chuột hải ly... khi nhập về Việt Nam nhằm tăng thêm giá trị kinh tế. Tuy nhiên, những hiểm họa lâu dài, nhất là nguồn gene bản địa chưa được tính đến. Trong khi đó, các nhiên cứu về SVNLXH ở Việt Nam còn tản mạn, nhiều cán bộ chuyên môn về bảo vệ môi trường hiểu biết còn hạn chế về SVNLXH, nhất là cán bộ ở địa phương.
Thực tế, chỉ sau khi Luật Đa dạng Sinh học (năm 2008) ra đời, nhiệm vụ quản lý SVNL mới giao cho một số quan quản lý, chủ yếu là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT, Tài chính (Tổng cục Hải Quan), UBND cấc tỉnh và một số các bộ ngành có chức năng phối hợp khác.
Theo một kết quả khảo sát đánh giá mới đây của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), có 40% cán bộ ở cấp Trung ương, 60% ở cấp địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường, NN&PTNT...) trả lời sai, chưa nắm được các nội dung quản lý sinh vật ngoại lai theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Cùng đó, tới 85-100% ở cấp Trung ương, 90% cán bộ cấp địa phương nhận định, cơ quan nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý SVNL, do chưa có cán bộ hiểu biết sâu về lĩnh vực này, chưa đủ kỹ thuật, tài chính. Hầu hết các cán bộ cả cấp trung ương và địa phương được hỏi, đều chưa tham gia các đề tài, dự án về SVNL.
Theo các nhà khoa học, việc quản lý SVNL nhiều chồng chéo giữa các cơ quan. Việc quản lý đa dạng sinh học, trong đó có SVNL được quy định trong Luật Đa dạng sinh học, nhưng nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành chưa rõ ràng và phân tán. Chẳng hạn, ngành nông nghiệp được quyền cấp phép nhập khẩu giống thủy sinh vật vào Việt Nam, nhưng quản lý thủy sinh vật ngoại lai trong nước lại do ngành Tài nguyên và Môi trường. Sự chồng chéo này khiến việc ngăn ngừa, kiểm soát SVNL thiếu thống nhất, kém hiệu quả.
Quá trình trình toàn cầu hóa, với sự gia tăng của cá hoạt động thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới; cùng với quá trình đô thị hóa, phá rừng, biến đổi khí hậu đang tạo cho sự du nhập, lan truyền của nhiều loài SVNL, với mức độ tác động ngày càng gia tăng. Môt khi cơ quan quản lý còn hiếu các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn SVNLXH, thì vẫn còn đó nông dân vật lộn với ốc bươu vàng, rùa tai đỏ… đến cảnh môi trường, đang dạng sinh học đang âm ỉ hủy hoại từng phần.
Chương trình giám sát SVNLXH toàn gầu đã thống kê có 542 loài tác động như nhóm XVNLXH, gồm 316 loài thực vật, 101 loài sinh vật biển, 44 loài cá nước ngọt, 43 loài thú, 23 loài chim, 15 loài bò sát. Thống kê tại 57 quốc gia, trung bình có 50 loài SVNLXH/nước.
Hàng năm của, SVNLXH đối với môi trường 314 tỷ USD/năm chủ yếu ở Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil. Loại SVNLXH làm ảnh hưởng đến tổng sản lượng nông nghiệp nội địa của Mỹ tới 53%, Anh trên 30%, Nam Phi tới 96%, Brazil 112%... Đối với Khu vực Đông Nam Á, thiệt hại về kinh tế, môi trường, sức khỏe con người từ SVNLXH tới 33,5 tỷ USD.