Hiện tượng “thủy triều đỏ” ở vùng biển Bình Thuận

“Thủy triều đỏ” (red tide) hay còn gọi hiện tượng “nở hoa nước” (water bloom).

thủy triều đỏ
Hiện tượng “thủy triều đỏ” ở Hàm Tiến - Mũi Né - Phan Thiết.

Bất ngờ

Vào trung tuần tháng 7/2002, người dân ở vùng biển Bình Thuận chắc hẳn không quên hiện tượng nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng; rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Những ngày sau đó mùi hôi thối bốc lên… Du khách nghỉ dưỡng tại các resort trên bãi biển không dám bước chân xuống nước vì những trận bọt bẩn đọng lại tạo thành cục thi nhau xô bờ. Đó chính là hiện tượng “thủy triều đỏ” hay còn gọi “hiện tượng nở hoa nước”.

Khả năng xuất hiện cao

Bờ biển Bình Thuận dài 192km với 3 cửa biển: Tuy Phong, Phan Thiết, La Gi, là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi thủy sản bậc nhất nước ta với trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị cao. Nhưng đây cũng là một vùng biển khả năng xuất hiện hiện tượng “thủy triều đỏ” rất cao, nhất là vào mùa hè, từ tháng 6 - 10, cao điểm là tháng 6, 7, khi gió mùa Tây Nam đi vào vùng biển tương đối mạnh, nhất là dịp thủy triều biển dâng cao vào ngày sóc và ngày vọng (tháng âm lịch là ngày 1, 2 hoặc ngày 15, 16). Vậy hiện tượng “thủy triều đỏ” hay còn gọi “hiện tượng nở hoa nước” là gì? Tác hại như thế nào? Vì sao lại thường xuất hiện ở vùng biển Bình Thuận? Biện pháp nào để ngăn ngừa hiện tượng này không xảy ra?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, cán bộ Viện Hải Dương học - Nha Trang, mầm mống của tảo có sẵn trong nước biển, nên có thể “nở hoa” bất cứ ở đâu khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như nhiệt độ tăng, việc trao đổi nước kém, hoặc điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng, hay ô nhiễm môi trường biển... Hiện tượng “thủy triều đỏ” có liên quan chặt chẽ tới sự phú dưỡng của thủy vực. Nguyên nhân thường liên quan đến các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí - thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành “thủy triều đỏ”. Đến nay, các nhà khoa học đã xác nhận có khoảng trên 300 loài vi tảo đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu nước. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động vật và thực vật tự nhiên ở nước, nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con người. Hiện nay, có 5 loại triệu chứng ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm biển nhiễm độc tố tảo xảy ra với con người. Trong đó, đặc biệt dạng ngộ độc gây tê liệt cơ (PSP) có thể gây tử vong và dạng ngộ độc Ciguatera rất phổ biến trong vùng nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng. Thảm họa “thủy triều đỏ” ở Bình Thuận trung tuần tháng 7/2002 tạo thành vùng “thủy triều đỏ” rộng khoảng hơn 40km2, làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng, mấy tháng sau mới hồi phục. “Thủy triều đỏ” cũng đã khiến 82 người phải nhập viện do tắm biển, với các triệu chứng ngứa, phồng rộp vùng da nhạy cảm; nguyên nhân là một loài tảo xanh lam “nở hoa”, tiết độc tố vào nước biển. Cần lưu ý, sự “nở hoa” của tảo xanh lam (vi khuẩn lam) còn xảy ra ở nhiều hồ chứa nước ngọt, đe dọa sức khỏe những người sử dụng nguồn nước này. Khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này dường như xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 8, khi nhiệt độ ấm lại và cường độ bức xạ cao nhất trong năm. Cũng trong thời kỳ tháng 7 - 8, hiện tượng nước trồi tỏ ra mạnh nhất, nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng nước trồi cũng có quan hệ mật thiết đến sự nở hoa của vi tảo. Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng “nở hoa nước” thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản.

Cần nghiên cứu

Theo các nhà khoa học, hiện tượng “thủy triều đỏ” là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu cụ thể, lâu dài như: Về quy luật phát sinh và lan truyền của hiện tượng “thủy triều đỏ”; về sinh thái phát triển và sản sinh độc tố của một số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa. Trên cơ sở đó, có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời đánh giá đầy đủ về những thiệt hại mà nó gây ra. Ngoài nguyên nhân khách quan là điều kiện tự nhiên vùng biển Bình Thuận dòng chảy nước biển gần bờ kém, nên sự trao đổi yếu, nhiệt độ biển cao, mưa ít… Nhưng nguyên nhân chính là do con người, vì vậy phải cần cảnh báo nhân dân vùng biển nuôi thủy sản nên chú ý quản lý chặt chẽ thức ăn cũng như nguồn thải để tránh hiện tượng phú dưỡng từ các ao nuôi, các thủy vực khác nơi nguồn thải tập trung.

Nhiều nước giám sát việc “nở hoa nước” gây hại khá chặt chẽ. Nước Mỹ tốn cả triệu USD mỗi năm chỉ để giám sát xứ lý tảo nở hoa ở một khu vực nhỏ (như vịnh Florida). Gần hơn, Trung Quốc hàng năm cũng bỏ ra một nguồn ngân sách lớn để nghiên cứu và giám sát tảo gây hại. Ở nước ta, đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn.

Tác hại của “thủy triều đỏ” không nhỏ, nên ngư dân, những người dân sống ven biển cần ý thức phòng ngừa và khi phát hiện dấu hiệu “thủy triều đỏ” sớm báo ngay cho cơ quan chức năng, để có giải pháp cần thiết, như di chuyển lồng bè nuôi tôm, cá, thay nước trong hồ nuôi... Những năm gần đây, vùng biển Bình Thuận ít thấy xuất hiện hiện tượng này hoặc có chăng thì tần suất ảnh hưởng thấp không kéo dài ngày, chứng tỏ ý thức bảo vệ môi trường biển bước đầu của chúng ta đã thể hiện rõ. Trong thời gian tới, việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường biển cần đặt lên một trong những chiến lược hàng đầu.

“Thủy triều đỏ còn gọi là tảo nở hoa, chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm màu nước biển đỏ, có khi xanh, xám hoặc như màu cám gạo... Hiện tượng "nở hoa" là hoạt động phân hủy của vi khuẩn trên sinh khối tảo sau đó làm cạn kiệt O2 tại chỗ, làm giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, tạo ra độc tố, đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Hiện tượng nở hoa của tảo tại thủy vực nói chung (hồ, sông, suối, biển...) do nhiều loại khác nhau. Chỉ khi nào mật độ cực cao (hàng triệu cells/ ml) mới làm thay đổi màu sắc nước do sắc tố của loài ưu thế gây ra (từ xanh lục đến vàng rồi nâu và đỏ)”.

Báo Bình Thuận, 06/11/2015
Đăng ngày 07/11/2015
Lê Phương – Võ Nguyên
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 12:21 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 12:21 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 12:21 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 12:21 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 12:21 22/11/2024
Some text some message..