Hiệu quả của ứng dụng máy Rada trên tàu khai thác xa bờ

Phú Yên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển, đặc biệt về kinh tế thủy sản. Với chiều dài bờ biển trên 189 km, diện tích ngư trường khai thác có hiệu quả là 6.900 km2 với nhiều nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng.

Hiệu quả của ứng dụng máy Rada trên tàu khai thác xa bờ
Radar trên tàu đánh bắt xa bờ.

Hiện nay, toàn tỉnh Phú Yên có khoảng 4.167 tàu cá với 29.000 lao động thường xuyên đánh bắt hải sản, trong đó, số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ là 1.197 chiếc, còn lại phần lớn là tàu có công suất máy chính từ 20CV đến dưới 90CV hoạt động ở ngư trường lộng và gần bờ.

Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã triển khai mô hình ứng dụng máy radar trên tàu khai thác hải sản xa bờ với quy mô 1 máy/tàu cho hộ ngư dân Nguyễn Trí Khoa chuyên làm nghề khai thác hải sản bằng lưới vây rút chì tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An. Tàu của ông Nguyễn Trí Khoa có số đăng ký: PY 97227 TS, công suất máy 500CV, thường xuyên hoạt động đánh bắt ở ngư trường của vùng biển đảo Phú Quý, Trường sa. Ông Khoa là một ngư dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác hải sản, chịu thương chịu khó, cần cù lao động, năng động, sáng tạo; mạnh dạn đầu tư, trang bị những thiết bị mới, hiện đại cho tàu cá, phục vụ nghề đánh bắt xa bờ.

Ông Khoa phấn khởi cho biết: Nhờ tham dự các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo do Trung tâm Khuyến nông tổ chức, ông đã sử dụng thành thạo và nắm được nguyên lý hoạt động của máy, nên sau 8 tháng ứng dụng máy rada trên tàu khai thác hải sản xa bờ (từ tháng 11/2017 đến tháng 6/2018), đến nay tàu chưa gặp bất kỳ sự cố va chạm lớp nào trên biển. Rada quả là một thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhờ đó mà chúng tôi nhanh chóng phát hiện sớm chướng ngại vật, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác và hành trình trên biển, nâng cao năng suất, sản lượng khai thác.


Ông cho biết thêm: Từ khi triển khai lắp đặt máy đến khi kết thúc mô hình, tàu của ông đã ra khơi được 3 chuyến. Có những lúc tàu hoạt động trong điều kiện sương mù, mưa to, gió lớn, tầm quan sát bị hạn chế… nhưng nhờ có máy radar “dò đường” nên chúng tôi yên tâm chạy tàu, điều chỉnh hướng đi của tàu phù hợp, không để xảy ra va chạm nào. Qua 3 chuyến biển được lắp đặt rada, tàu của ông thu được sản lượng hơn 60.000 kg hải sản các loại, với giá bán bình quân 15.000đ/kg, ông thu được 900.000.000đ, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận đạt được khoảng 360.000.000đ.

Hiện nay nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng suy giảm, một phần do người dân khai thác bừa bãi, tập trung khai thác gần bờ, thiếu chọn lọc, còn sử dụng các ngư cụ khai thác mang tính chất hủy diệt. Vì vậy, việc trang bị máy radar giúp ngư dân yên tâm vươn ra khơi xa, giảm áp lực khai thác gần bờ, nâng cao hiệu quả đánh bắt. Bên cạnh đó, với việc gia tăng tàu thuyền trên biển hiện nay, các chủ tàu cá phải cần trang bị máy radar để có thể phát hiện mục tiêu trong đêm và trong điều kiện thời tiết xấu, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Ngoài ra, máy radar còn có thể phát hiện tàu từ xa nên theo kinh nghiệm ngư dân khi phát hiện có nhiều tàu cá tập trung vào một vùng nào đó thì ở đó có khả năng có nhiều cá, chủ tàu có thể cho tàu chạy tàu tới vùng đó để dò tìm đàn cá.

Với đặc thù nghề đánh bắt hải sản xa bờ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm; chi phí cho một chuyến biển là rất lớn, do đó bà con ngư dân rất mong được Nhà nước có nhiều chính sách, chủ trương để hỗ trợ ngư dân đầu tư hiện đại hóa nghề đánh bắt xa bờ như máy đo dòng chảy, hệ thống đèn Led trên tàu cá… giúp bà con ngư dân yên tâm ra khơi, bám biển, làm giàu trên chính quê hương của mình.

TTKM Phú Yên
Đăng ngày 02/10/2018
Nguyễn Hữu Hạnh
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 13:27 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 13:27 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 13:27 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 13:27 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:27 07/11/2024
Some text some message..