Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm

Trung tâm Khuyến nông (Sở NN-PTNT) vừa tổng kết mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các huyện Phú Hòa, Đông Hòa. Mô hình này giúp người dân khai thác hiệu quả diện tích mặt nước ngọt tại địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.

ao nuôi cá rô
Nhiều người dân tham quan mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại một hồ nuôi ở xã Hòa Thành huyện Đông Hòa) - Ảnh: THỦY TIÊN

Thích nghi cao

Phú Yên có diện tích mặt nước ao, hồ thủy lợi, thủy điện, sông… tương đối lớn, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, trong thời gian qua, người dân các địa phương chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng mặt nước ngọt. Trước thực trạng này, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các huyện Đông Hòa, Phú Hòa.

Theo Trung tâm Khuyến nông, mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm được triển khai từ tháng 12/2015-8/2016 tại 4 hộ dân ở huyện Phú Hòa và Đông Hòa với diện tích 0,95ha mặt nước. Khi tham gia mô hình, các hộ nuôi được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 30% chi phí thức ăn và được hướng dẫn kỹ thuật, quy trình nuôi từ lúc thả giống đến khi thu hoạch. Cá rô đầu vuông có kích cỡ 220 con/kg, mật độ thả 15 con/m2 mặt nước. Cá giống đảm bảo đồng cỡ, không bị dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu sáng và đã được kiểm dịch.

Ông Ngô Phi Tâm ở xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa), cho biết: Ao nuôi của gia đình tôi rộng 9 sào (4.500m2), lâu nay thường nuôi cá rô phi vì loại cá này dễ sống, sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên giá bán lại khá bấp bênh, dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi được Trung tâm Khuyến nông giới thiệu mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm, tôi liền hưởng ứng. Tham gia mô hình này, gia đình được trung tâm hỗ trợ 67.000 con cá giống, khoảng 1,5 tấn thức ăn công nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Theo ông Tâm, đây là giống cá mới, tại địa phương chưa có hộ nào nuôi vì thế cũng chưa có kinh nghiệm. Nhờ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình nên ông đã dần biết cách chăm sóc. Cá rô đầu vuông là loài ăn tạp, thức ăn nuôi cá có thể dùng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các loại phế phẩm trong chế biến thủy sản hay cám gạo… So với giống cá rô đồng bản địa thì loại cá rô này có hình thể lớn hơn, lúc còn nhỏ thì khá giống, nhưng sau 3 tháng nuôi cá bắt đầu lớn rất nhanh, đầu to và hơi vuông. Định kỳ khoảng 10 ngày, ông Tâm thay nước ao nuôi một lần, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong ao, nhờ vậy cá ăn rất mạnh và mau lớn.

Còn ông Trần Nguyên Lãm ở thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), cho hay: Tuy đây là lần đầu tôi nuôi giống cá rô đầu vuông nhưng nhờ loại cá này dễ sống, thích nghi cao với điều kiện tự nhiên tại địa phương nên tỉ lệ hao hụt thấp, chỉ khoảng 15%. Trong khi đó, tốc độ sinh trưởng của cá rất nhanh, nếu thâm canh đúng kỹ thuật thì sau 6 tháng nuôi, cá có kích cỡ từ 10-11 con/kg, đạt trọng lượng thu hoạch. Vừa qua, gia đình tôi đã thu được 2,8 tấn cá, bán với giá 35.000 đồng/kg, thu được 98 triệu đồng.

Tiếp tục nhân rộng

Theo Trung tâm Khuyến nông, qua tổng kết, mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm cho kết quả khả quan, tổng sản lượng cá thu hoạch gần 11 tấn, cá đạt kích cỡ khoảng 10 con/kg, giá bán 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ các loại chi phí, mô hình cho lợi nhuận hơn 146 triệu đồng/0,95ha, tương đương với lợi nhuận khoảng 154 triệu đồng/ha mặt nước. Nếu người dân mở rộng quy mô nuôi thì hiệu quả kinh tế sẽ khá cao.

Ông Nguyễn Quang Luận ở thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), một trong những hộ tham gia mô hình, cho biết: Sau 6 tháng nuôi, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 1,6 tấn cá rô đầu vuông thương phẩm, cho lãi gần 20 triệu đồng. So với các loại cá trê, tràu thì nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả hơn vì tỉ lệ sống cao, ít bệnh, lớn nhanh. Tôi đang tính mở rộng diện tích nuôi lên 5 sào cho vụ sau, đồng thời chuyển từ nuôi thức ăn công nghiệp ròng sang cho cá ăn xen kẽ với các loại phụ phẩm nông nghiệp để giảm giá thành, tăng lợi nhuận.

Còn hộ bà Lê Thị Tuyền ở xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa), trước nay chỉ nuôi cá trê, loại cá này ăn tạp nhưng lại hay bị bệnh nên tỉ lệ hao hụt và chi phí khá tốn kém. Vừa qua, được tham quan mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm do Trung tâm Khuyến nông triển khai, bà rất thích. “Gia đình tôi đang tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để nuôi thêm giống cá mới này. So với cá trê thì cá rô đầu vuông có giá bán tương đương nhưng loại cá này ít bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp nên hiệu quả kinh tế sẽ vượt trội hơn”, bà Tuyền nói. Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa Đỗ Kim Đồng cho hay: Từ hiệu quả của mô hình Nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm, vừa qua địa phương đã nhân rộng mô hình này cho 5 hộ dân khác trên địa bàn, đến nay, cá nuôi trong mô hình phát triển rất tốt.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Khắc Tân, qua mô hình cho thấy cá rô đầu vuông có nhiều đặc điểm vượt trội, có giá trị kinh tế, đây sẽ loài nuôi mới góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt. Hiện nay, giống cá rô đầu vuông được các cơ sở trong tỉnh sản xuất và cung ứng tại chỗ nên người nuôi có thể chủ động được nguồn giống.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 23/11/2016
Thủy Tiên
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:10 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:10 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:10 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:10 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:10 25/11/2024
Some text some message..